Webinar series Linknovate mở đầu với câu chuyện hành trình “leo núi” mở đường đổi mới sáng tạo của trí thức Việt
Chuỗi Webinar Linknovate từ S-World chính thức ra mắt
Linknovate to The Next Power (Tạm dịch: Kết nối và đổi mới sáng tạo để tạo nên quyền năng mới) là một chuỗi Webinar ra đời kỷ niệm 2 năm thành lập và không ngừng phát triển của S-World, công ty truyền thông thế hệ mới tiên phong với hệ sinh thái kết nối.
Tên chương trình là sự kết hợp giữa từ Link (liên kết, kết nối), và Innovate (đổi mới sáng tạo), hai khái niệm S-World đang theo đuổi trên chặng đường tạo dấu ấn trên bản đồ truyền thông tại Việt Nam và thế giới. Chương trình tập trung khai thác các mục tiêu gồm: Lan toả những câu chuyện thành công người Việt Nam ở quốc tế hoặc người nước ngoài ở Việt Nam và những bài học sâu sắc trong hành trình bước vào “thế giới”. Thứ hai, mang đến cho người xem thông điệp về hệ sinh thái kết nối với những người tiên phong về Innovation (Đổi mới sáng tạo) của những gương mặt tiêu biểu trong và ngoài nước.
Với các chủ đề như kết nối công nghệ, kết nối thương mại, kết nối xuyên biên giới, và kết nối thế hệ v.v.. Linknovate to The Next Power mong muốn nhân rộng những giá trị tích cực đến cộng đồng và hướng độc giả đến một hệ sinh thái kết nối với đổi mới sáng tạo là nhiên liệu không thể thiếu.
Câu chuyện hành trình “leo núi” mở đường đổi mới sáng tạo của trí thức Việt
Mở đầu chuỗi Webinar là sự xuất hiện của 2 chuyên gia công nghệ người Việt: Anh Nguyễn Đình Quý, R&D Manager Mitsubishi Electric & Co-founder tại VietSearch và anh Lưu Vĩnh Toàn, Principal Engineer of NLP tại Move Digital AG & CTO tại VietSearch với chủ đề “Từ nhà leo núi đến nhà bắc cầu.” Qua những từ khoá súc tích được gợi ý từ chương trình, hai nhà trí thức Việt chia sẻ mong muốn nâng tầm giá trị đổi mới sáng tạo Việt bằng những dự án, sản phẩm công nghệ thiết thực, đã chia sẻ về hành trình chinh phục những “ngọn núi” mới.
Buổi chia sẻ được diễn ra trong tập đầu tiên của chương trình “Linknovate to the Next Power” do S-World tổ chức tối ngày 11/5.
Tại buổi chia sẻ, anh Quý chọn ra 3 từ khoá để nói về hành trình phát triển bản thân, gồm “ngọn núi”, “vượt biển” và “robot”. Từng tham gia chương trình Olympia năm 2000, từ đây, anh bắt đầu chinh phục những “ngọn núi” tri thức và hành trình mở rộng và kết nối con người, cộng đồng.
Sau khi hoàn thành Tiến sĩ, Nguyễn Đình Quý từ chối cơ hội làm việc tại trường Đại học, lựa chọn một Tập đoàn dầu khí để phát triển các kỹ năng. Được học cách vượt hầm ban tối, những lần khó khăn vượt biển để đến giàn khoan đã khiến anh và nhóm nghiên cứu phát minh hệ thống điều khiển từ xa, tránh rủi ro và giảm thiểu chi phí trong quá trình ra vùng giàn khoan, và hệ thống bảo dưỡng tự động từ xa. Anh cho biết, hệ thống này cũng đã nhận được bằng sáng chế tại Mỹ tại năm 2021.
Không vượt biển đi ra giàn khoan, Lưu Vĩnh Toàn lại ví câu chuyện của mình là “tìm hòn đảo giữa biển thông tin”. Anh chọn từ khoá “thông tin” bởi hiện nay nguồn tài nguyên này đa dạng, phong phú, đôi khi khiến nhiều người “lạc” trong đó. “Một hòn đảo” như nền tảng V-Space – sản phẩm anh Toàn tạo ra để hỗ trợ cộng đồng xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nền tảng này kết nối các thành phần trong hệ sinh thái gồm nhà cố vấn, nhà đầu tư, đơn vị doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chia sẻ trong chương trình về những “ngọn núi” mới được gây dựng và chinh phục, VietSearch là một trong những dự án mà hai nhà trí thức đang cùng chung mục tiêu. Anh Toàn cho biết, khi sống và làm việc ở nước ngoài, cộng đồng người Việt rất đông đảo, thậm chí còn nhiều hơn dân số một vài quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cộng đồng này lại không có đủ nhiều sự kết nối và gắn kết để phát triển.
Công cụ này được tạo ra với lượng dữ liệu lớn đủ mạnh về sự kiện, thông tin chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ thông tin cho cộng đồng người Việt. Không thể so sánh như những công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay, VietSearch tạo nên sự đặc trưng khi tập trung vào cộng đồng Việt Nam, phục vụ người Việt.
“Điểm sáng tạo ở đây là thuật toán, ví dụ như để phát hiện một cái tên này có phải là của người Việt không. Hoặc những thông tin Internet thường phi cấu trúc, nhưng VietSearch hoàn toàn có thể bóc tách thông tin chính xác để cho ra những kết quả chuẩn nhất”, anh Toàn nói và chia sẻ thêm, trong giai đoạn Covid-19, VietSearch giúp tìm ra những chuyên gia người Việt trên khắp thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu vaccine, để tìm cách sản xuất vaccine Việt Nam.
“Máy và người là mối quan hệ tương hỗ”
Trên hành trình “leo núi”, công nghệ, học máy, robot là những yếu tố không thể thiếu. Nói về mối quan hệ giữa máy và người, anh Quý cho rằng, sự phát triển của robot 10 năm trở lại đây giúp việc tương tác với con người linh hoạt hơn. Như hàn mạch điện, robot có thể biết quy trình đó đang công đoạn nào để tiếp tục hỗ trợ.
Anh Toàn bổ sung, mối quan hệ giữa người và máy là tương hỗ lẫn nhau. Con người chỉ dẫn và giám sát, còn máy mang lại những giá trị tối ưu nhất, gồm có 3 loại: thứ nhất là giúp con người làm nhiều việc khó hơn, thứ hai là tự động hóa robot, đòi hỏi sự giám sát lập trình của con người, tùy vào nhu cầu để chọn một trong 3 mối quan hệ.
Việc máy có cảm xúc hay không vẫn đang làm vấn đề mà các nhà khoa học đang nghiên cứu. “Chẳng hạn như một trong những công nghệ mới của Google dùng robot là tạo ra những đoạn văn, câu chuyện giàu hình ảnh, cảm xúc như người viết. Nhưng thực chất đó vẫn không phải sản phẩm thật, mà chỉ là những thông tin do con người đưa vào”, anh nói và cho biết, điều quan trọng là sự kết nối giữa con người với môi trường xung quanh để giúp mọi cảm xúc trở nên tự nhiên hơn.
Từ câu chuyện có cần giáo viên nữa khi đã có chương trình máy tự động đưa ra lời giải toán, anh Toàn cho rằng máy móc không thể thay thế con người, mà chỉ hỗ trợ con người thêm sáng tạo trong công việc. Điều này không còn là mối lo lắng, mà phải thay đổi tư duy khi công nghệ đang phát triển mạnh trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Hai nhà trí thức Việt nhận định, giữa kết nối con người với máy móc, thì còn sự kết nối quan trọng hơn chính là giữa con người với kết nối ngôn ngữ, văn hoá (điều mà máy chưa chắc làm tốt). Tuy vậy, khi máy móc đã hỗ trợ và làm tốt phần việc, con người cần tìm và phát triển những thứ mới, không đóng khung, hay lạm dụng công nghệ, máy móc.
Đến nay, Việt Nam đã có những người tiên phong tạo ra những sản phẩm đổi mới sáng tạo như chiếc ghế được làm từ sợi carbon. Hay có những đơn vị đã ứng dụng robot để cải tiến sản phẩm Việt Nam truyền thống như đồ gồm (cho thời gian nung ngắn, đạt kỷ lục trên thế giới).
Trong tương lai, kết nối cộng đồng đổi mới sáng tạo, ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề cụ thể của người Việt. Đó là lý do mà anh Quý chọn từ khóa “bền vững” để chỉ những công nghệ – giải pháp có tác động tích cực lâu dài. Anh Toàn bổ sung, để đi được đường dài, “tuổi trẻ” cần được duy trì trong các doanh nghiệp Việt, luôn giữ lửa như thời còn khởi nghiệp, luôn giữ vững tinh thần đổi mới sáng tạo, vì mục tiêu Việt Nam vững mạnh.
Chuỗi Webinar Linknovate từ S-World chính thức ra mắt
Linknovate to The Next Power (Tạm dịch: Kết nối và đổi mới sáng tạo để tạo nên quyền năng mới) là một chuỗi Webinar ra đời kỷ niệm 2 năm thành lập và không ngừng phát triển của S-World, công ty truyền thông thế hệ mới tiên phong với hệ sinh thái kết nối.
Tên chương trình là sự kết hợp giữa từ Link (liên kết, kết nối), và Innovate (đổi mới sáng tạo), hai khái niệm S-World đang theo đuổi trên chặng đường tạo dấu ấn trên bản đồ truyền thông tại Việt Nam và thế giới. Chương trình tập trung khai thác các mục tiêu gồm: Lan toả những câu chuyện thành công người Việt Nam ở quốc tế hoặc người nước ngoài ở Việt Nam và những bài học sâu sắc trong hành trình bước vào “thế giới”. Thứ hai, mang đến cho người xem thông điệp về hệ sinh thái kết nối với những người tiên phong về Innovation (Đổi mới sáng tạo) của những gương mặt tiêu biểu trong và ngoài nước.
Với các chủ đề như kết nối công nghệ, kết nối thương mại, kết nối xuyên biên giới, và kết nối thế hệ v.v.. Linknovate to The Next Power mong muốn nhân rộng những giá trị tích cực đến cộng đồng và hướng độc giả đến một hệ sinh thái kết nối với đổi mới sáng tạo là nhiên liệu không thể thiếu.
Câu chuyện hành trình “leo núi” mở đường đổi mới sáng tạo của trí thức Việt
Mở đầu chuỗi Webinar là sự xuất hiện của 2 chuyên gia công nghệ người Việt: Anh Nguyễn Đình Quý, R&D Manager Mitsubishi Electric & Co-founder tại VietSearch và anh Lưu Vĩnh Toàn, Principal Engineer of NLP tại Move Digital AG & CTO tại VietSearch với chủ đề “Từ nhà leo núi đến nhà bắc cầu.” Qua những từ khoá súc tích được gợi ý từ chương trình, hai nhà trí thức Việt chia sẻ mong muốn nâng tầm giá trị đổi mới sáng tạo Việt bằng những dự án, sản phẩm công nghệ thiết thực, đã chia sẻ về hành trình chinh phục những “ngọn núi” mới.
Buổi chia sẻ được diễn ra trong tập đầu tiên của chương trình “Linknovate to the Next Power” do S-World tổ chức tối ngày 11/5.
Tại buổi chia sẻ, anh Quý chọn ra 3 từ khoá để nói về hành trình phát triển bản thân, gồm “ngọn núi”, “vượt biển” và “robot”. Từng tham gia chương trình Olympia năm 2000, từ đây, anh bắt đầu chinh phục những “ngọn núi” tri thức và hành trình mở rộng và kết nối con người, cộng đồng.
Sau khi hoàn thành Tiến sĩ, Nguyễn Đình Quý từ chối cơ hội làm việc tại trường Đại học, lựa chọn một Tập đoàn dầu khí để phát triển các kỹ năng. Được học cách vượt hầm ban tối, những lần khó khăn vượt biển để đến giàn khoan đã khiến anh và nhóm nghiên cứu phát minh hệ thống điều khiển từ xa, tránh rủi ro và giảm thiểu chi phí trong quá trình ra vùng giàn khoan, và hệ thống bảo dưỡng tự động từ xa. Anh cho biết, hệ thống này cũng đã nhận được bằng sáng chế tại Mỹ tại năm 2021.
Không vượt biển đi ra giàn khoan, Lưu Vĩnh Toàn lại ví câu chuyện của mình là “tìm hòn đảo giữa biển thông tin”. Anh chọn từ khoá “thông tin” bởi hiện nay nguồn tài nguyên này đa dạng, phong phú, đôi khi khiến nhiều người “lạc” trong đó. “Một hòn đảo” như nền tảng V-Space – sản phẩm anh Toàn tạo ra để hỗ trợ cộng đồng xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nền tảng này kết nối các thành phần trong hệ sinh thái gồm nhà cố vấn, nhà đầu tư, đơn vị doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chia sẻ trong chương trình về những “ngọn núi” mới được gây dựng và chinh phục, VietSearch là một trong những dự án mà hai nhà trí thức đang cùng chung mục tiêu. Anh Toàn cho biết, khi sống và làm việc ở nước ngoài, cộng đồng người Việt rất đông đảo, thậm chí còn nhiều hơn dân số một vài quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cộng đồng này lại không có đủ nhiều sự kết nối và gắn kết để phát triển.
Công cụ này được tạo ra với lượng dữ liệu lớn đủ mạnh về sự kiện, thông tin chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ thông tin cho cộng đồng người Việt. Không thể so sánh như những công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay, VietSearch tạo nên sự đặc trưng khi tập trung vào cộng đồng Việt Nam, phục vụ người Việt.
“Điểm sáng tạo ở đây là thuật toán, ví dụ như để phát hiện một cái tên này có phải là của người Việt không. Hoặc những thông tin Internet thường phi cấu trúc, nhưng VietSearch hoàn toàn có thể bóc tách thông tin chính xác để cho ra những kết quả chuẩn nhất”, anh Toàn nói và chia sẻ thêm, trong giai đoạn Covid-19, VietSearch giúp tìm ra những chuyên gia người Việt trên khắp thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu vaccine, để tìm cách sản xuất vaccine Việt Nam.
“Máy và người là mối quan hệ tương hỗ”
Trên hành trình “leo núi”, công nghệ, học máy, robot là những yếu tố không thể thiếu. Nói về mối quan hệ giữa máy và người, anh Quý cho rằng, sự phát triển của robot 10 năm trở lại đây giúp việc tương tác với con người linh hoạt hơn. Như hàn mạch điện, robot có thể biết quy trình đó đang công đoạn nào để tiếp tục hỗ trợ.
Anh Toàn bổ sung, mối quan hệ giữa người và máy là tương hỗ lẫn nhau. Con người chỉ dẫn và giám sát, còn máy mang lại những giá trị tối ưu nhất, gồm có 3 loại: thứ nhất là giúp con người làm nhiều việc khó hơn, thứ hai là tự động hóa robot, đòi hỏi sự giám sát lập trình của con người, tùy vào nhu cầu để chọn một trong 3 mối quan hệ.
Việc máy có cảm xúc hay không vẫn đang làm vấn đề mà các nhà khoa học đang nghiên cứu. “Chẳng hạn như một trong những công nghệ mới của Google dùng robot là tạo ra những đoạn văn, câu chuyện giàu hình ảnh, cảm xúc như người viết. Nhưng thực chất đó vẫn không phải sản phẩm thật, mà chỉ là những thông tin do con người đưa vào”, anh nói và cho biết, điều quan trọng là sự kết nối giữa con người với môi trường xung quanh để giúp mọi cảm xúc trở nên tự nhiên hơn.
Từ câu chuyện có cần giáo viên nữa khi đã có chương trình máy tự động đưa ra lời giải toán, anh Toàn cho rằng máy móc không thể thay thế con người, mà chỉ hỗ trợ con người thêm sáng tạo trong công việc. Điều này không còn là mối lo lắng, mà phải thay đổi tư duy khi công nghệ đang phát triển mạnh trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Hai nhà trí thức Việt nhận định, giữa kết nối con người với máy móc, thì còn sự kết nối quan trọng hơn chính là giữa con người với kết nối ngôn ngữ, văn hoá (điều mà máy chưa chắc làm tốt). Tuy vậy, khi máy móc đã hỗ trợ và làm tốt phần việc, con người cần tìm và phát triển những thứ mới, không đóng khung, hay lạm dụng công nghệ, máy móc.
Đến nay, Việt Nam đã có những người tiên phong tạo ra những sản phẩm đổi mới sáng tạo như chiếc ghế được làm từ sợi carbon. Hay có những đơn vị đã ứng dụng robot để cải tiến sản phẩm Việt Nam truyền thống như đồ gồm (cho thời gian nung ngắn, đạt kỷ lục trên thế giới).
Trong tương lai, kết nối cộng đồng đổi mới sáng tạo, ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề cụ thể của người Việt. Đó là lý do mà anh Quý chọn từ khóa “bền vững” để chỉ những công nghệ – giải pháp có tác động tích cực lâu dài. Anh Toàn bổ sung, để đi được đường dài, “tuổi trẻ” cần được duy trì trong các doanh nghiệp Việt, luôn giữ lửa như thời còn khởi nghiệp, luôn giữ vững tinh thần đổi mới sáng tạo, vì mục tiêu Việt Nam vững mạnh.