#16 | Việt Nam và bước chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế số – Khách mời TS Trần Mỹ An, Phó chủ tịch kỹ thuật Qualcomm
Talkshow The Next Power tập 16 được sản xuất bởi S-World và VnExpress chào đón sự xuất hiện của Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó Chủ tịch Kỹ thuật tập đoàn Qualcomm cùng sự dẫn dắt của host Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT & CEO IBP. Có hơn 21 năm kinh nghiệm làm việc tại Qualcomm, TS. Trần Mỹ An đã chia sẻ về những thời cơ và thách thức của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam cùng những đóng góp của Qualcomm trong hành trình đầy thử thách này.
Tập đoàn Qualcomm là công ty bán dẫn toàn cầu có trụ sở tại Mỹ, hiện nay đang sở hữu văn phòng tại hơn 157 quốc gia trên thế giới. Một trong những sản phẩm nổi tiếng đến từ tập đoàn này là chip Snapdragon, dòng chip được xem là mạnh nhất hiện nay được lắp đặt ở hầu hết các thiết bị điện thoại thông minh trên thế giới. Tháng 6 năm 2020, Qualcomm chính thức công bố Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đầu tiên ở Đông Nam Á tại Hà Nội với trọng tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ không dây (5G) và IoT.
Thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số tại Việt Nam
Đứng trước những thách thức buộc phải chuyển mình để phát triển, một số thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, đã và đang đạt được những thành tựu đáng mong đợi trong công cuộc chuyển đổi số. Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT chia sẻ tại Hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp”, giai đoạn năm 2022 – 2025 được xem là giai đoạn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số triển khai theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương tại Việt Nam. Theo thống kê, ước tính có hơn 53 triệu người đã chuyển sang tiêu dùng số trong năm 2021-2022 vừa qua, và tỷ trọng kinh tế số trong cơ cấu GDP đạt mức 10,41% (tính đến tháng 6/2022).
Nữ tiến sĩ cũng cho rằng khi xây dựng cơ sở hạ tầng hay ứng dụng một công nghệ mới, Việt Nam cần có những kế hoạch phát triển xa hơn trong tương lai. Khi áp dụng bất kỳ công nghệ tiên tiến nào vào các sản phẩm, dự án, cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư cần cân nhắc tính linh hoạt của công nghệ này cần phải đủ để nâng cấp về sau.
Bên cạnh đó, host Trương Lý Hoàng Phi cũng cho biết thêm Việt Nam đang là điểm đến đầu tư đáng mong đợi của các ông lớn công nghệ khi các doanh nghiệp này dần dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam trong bối cảnh nước ta giành được thị phần đáng kể trong xuất khẩu điện thoại và chip xử lý. TS. Trần Mỹ An cũng chia sẻ khi càng nhiều công ty quy tụ về Việt Nam thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng của họ càng tăng. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam và cả Qualcomm trong thúc đẩy tăng tốc chuyển đổi số.
Là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, tập đoàn Qualcomm khi tiến vào thị trường Việt đã đặt mục tiêu chia sẻ những công nghệ mà tập đoàn phát triển, thiết kế và xây dựng các giải pháp kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt trong hệ sinh của công ty.
Khai phóng tinh thần Việt sánh bước cùng công nghệ – Phó chủ tịch kỹ thuật Qualcomm chia sẻ
Tại thị trường Việt Nam, Qualcomm có riêng một đội ngũ nhằm cung cấp, thiết kế các giải pháp, sáng kiến công nghệ đặc thù cho các doanh nghiệp có mặt trong hệ sinh thái. TS. Mỹ An cũng bày tỏ ấn tượng với sự thân thiện, kiên cường của người lao động ở đất nước hình chữ S. Điều này có thể kể đến khi đội ngũ nhân viên tại đây đã có cú bắt tay hợp tác nhịp nhàng với đội ngũ Qualcomm tại San Diego để triển khai chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm (QVIC) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các startup Việt trên chặng đường đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, khi nói về phong cách quản trị để xây dựng một đội ngũ nhân viên tiềm năng tại Việt Nam, TS. Trần Mỹ An cũng không ngần ngại chia sẻ rằng người lãnh đạo cần dành thời gian quan sát, tìm hiểu thế mạnh, năng lực cũng như mối quan tâm của các nhân viên trong đội ngũ. Từ đó, có thể bố trí nhân viên vào vị trí phù hợp, nơi họ có thể thể hiện khả năng của mình. Nếu làm được điều này, đội ngũ nhân sự sẽ nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cũng theo chia sẻ của vị Phó Chủ tịch Kỹ thuật tập đoàn Qualcomm, các công nghệ mà doanh nghiệp vừa phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, và tương lai sẽ rất đáng sống với sự phát triển của công nghệ.
Talkshow The Next Power tập 16 được sản xuất bởi S-World và VnExpress chào đón sự xuất hiện của Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó Chủ tịch Kỹ thuật tập đoàn Qualcomm cùng sự dẫn dắt của host Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT & CEO IBP. Có hơn 21 năm kinh nghiệm làm việc tại Qualcomm, TS. Trần Mỹ An đã chia sẻ về những thời cơ và thách thức của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam cùng những đóng góp của Qualcomm trong hành trình đầy thử thách này.
Tập đoàn Qualcomm là công ty bán dẫn toàn cầu có trụ sở tại Mỹ, hiện nay đang sở hữu văn phòng tại hơn 157 quốc gia trên thế giới. Một trong những sản phẩm nổi tiếng đến từ tập đoàn này là chip Snapdragon, dòng chip được xem là mạnh nhất hiện nay được lắp đặt ở hầu hết các thiết bị điện thoại thông minh trên thế giới. Tháng 6 năm 2020, Qualcomm chính thức công bố Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đầu tiên ở Đông Nam Á tại Hà Nội với trọng tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ không dây (5G) và IoT.
Thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số tại Việt Nam
Đứng trước những thách thức buộc phải chuyển mình để phát triển, một số thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, đã và đang đạt được những thành tựu đáng mong đợi trong công cuộc chuyển đổi số. Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT chia sẻ tại Hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp”, giai đoạn năm 2022 – 2025 được xem là giai đoạn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số triển khai theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương tại Việt Nam. Theo thống kê, ước tính có hơn 53 triệu người đã chuyển sang tiêu dùng số trong năm 2021-2022 vừa qua, và tỷ trọng kinh tế số trong cơ cấu GDP đạt mức 10,41% (tính đến tháng 6/2022).
Nữ tiến sĩ cũng cho rằng khi xây dựng cơ sở hạ tầng hay ứng dụng một công nghệ mới, Việt Nam cần có những kế hoạch phát triển xa hơn trong tương lai. Khi áp dụng bất kỳ công nghệ tiên tiến nào vào các sản phẩm, dự án, cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư cần cân nhắc tính linh hoạt của công nghệ này cần phải đủ để nâng cấp về sau.
Bên cạnh đó, host Trương Lý Hoàng Phi cũng cho biết thêm Việt Nam đang là điểm đến đầu tư đáng mong đợi của các ông lớn công nghệ khi các doanh nghiệp này dần dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam trong bối cảnh nước ta giành được thị phần đáng kể trong xuất khẩu điện thoại và chip xử lý. TS. Trần Mỹ An cũng chia sẻ khi càng nhiều công ty quy tụ về Việt Nam thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng của họ càng tăng. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam và cả Qualcomm trong thúc đẩy tăng tốc chuyển đổi số.
Là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, tập đoàn Qualcomm khi tiến vào thị trường Việt đã đặt mục tiêu chia sẻ những công nghệ mà tập đoàn phát triển, thiết kế và xây dựng các giải pháp kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt trong hệ sinh của công ty.
Khai phóng tinh thần Việt sánh bước cùng công nghệ – Phó chủ tịch kỹ thuật Qualcomm chia sẻ
Tại thị trường Việt Nam, Qualcomm có riêng một đội ngũ nhằm cung cấp, thiết kế các giải pháp, sáng kiến công nghệ đặc thù cho các doanh nghiệp có mặt trong hệ sinh thái. TS. Mỹ An cũng bày tỏ ấn tượng với sự thân thiện, kiên cường của người lao động ở đất nước hình chữ S. Điều này có thể kể đến khi đội ngũ nhân viên tại đây đã có cú bắt tay hợp tác nhịp nhàng với đội ngũ Qualcomm tại San Diego để triển khai chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm (QVIC) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các startup Việt trên chặng đường đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, khi nói về phong cách quản trị để xây dựng một đội ngũ nhân viên tiềm năng tại Việt Nam, TS. Trần Mỹ An cũng không ngần ngại chia sẻ rằng người lãnh đạo cần dành thời gian quan sát, tìm hiểu thế mạnh, năng lực cũng như mối quan tâm của các nhân viên trong đội ngũ. Từ đó, có thể bố trí nhân viên vào vị trí phù hợp, nơi họ có thể thể hiện khả năng của mình. Nếu làm được điều này, đội ngũ nhân sự sẽ nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cũng theo chia sẻ của vị Phó Chủ tịch Kỹ thuật tập đoàn Qualcomm, các công nghệ mà doanh nghiệp vừa phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, và tương lai sẽ rất đáng sống với sự phát triển của công nghệ.