Top 3 câu chuyện “hồi sinh” ngoạn mục của doanh nghiệp Việt tại The Next Power
KIDO, Vietravel, Asanzo đều là những doanh nghiệp lâu năm, có vị thế riêng cho mình trên thị trường. Tuy nhiên, hành trình gây dựng một doanh nghiệp không phải đều là thành công. Trên chặng đường đó, không ít doanh nghiệp đã chọn cách từ bỏ, cũng đã có những doanh nghiệp bền bỉ với mục tiêu để vượt qua nguy tìm cơ, quay trở lại thị trường một cách ngoạn mục. Nếu bạn yêu thích chủ đề này, chắc chắn bạn không nên bỏ qua 3 câu chuyện truyền cảm hứng của các “ông lớn” dưới đây được chia sẻ tại The Next Power.
Cơn bão trong suốt 2 năm 2020 và 2021 đã gây ra tổn thất vô cùng lớn với ngành du lịch.
Trong giai đoạn ngủ đông, ông Kỳ cho biết dù là một công ty du lịch nhưng tập đoàn tập trung vào việc truyền thông đến các khách hàng của mình những thông điệp tích cực để có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn này. Ngoài ra, Vietravel ưu tiên tập trung vào những khâu chính, giữ vững khung, bộ phận cốt yếu.
Vietravel hiện tại đã được định vị xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: lữ hành; vận tải – hàng không; thương mại – dịch vụ. Công ty liên kết với rất nhiều tập đoàn, đơn vị từ khách sạn, vận chuyển, dịch vụ tư vấn visa, hướng dẫn viên du lịch, khu vui chơi, ẩm thực .. cùng nhau “rã đông nhanh” và hồi phục trở lại. Vietravel Airlines cũng là hãng hàng không đầu tiên có hướng dẫn viên du lịch chịu trách nhiệm thông báo các thông tin du lịch như thời tiết, địa danh, ẩm thực của điểm đến.
Bên cạnh đó, công ty cũng thay đổi rất nhiều vào công nghệ với việc chuyển đổi số. Vietravel đang tập trung những nguồn lực để khai thác toàn bộ sản phẩm, khai thác cảnh đẹp, những giá trị mà trước dịch chưa được quan tâm chẳng hạn những chương trình như ngắm hoàng hôn, khám phá ẩm thực, khám phá điểm đến, thu hút sự hưởng ứng mạnh mẽ bởi du khách nội địa. Việc này theo đó đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ ngành công nghiệp du lịch và tạo thành hệ sinh thái tuần hoàn trong kinh doanh.
Từng xây dựng nên thương hiệu bánh Kinh Đô nổi tiếng những Tập đoàn Kido đã bán lại “con gà đẻ trứng vàng” này cho Mondelēz International với giá 10.000 tỷ đồng và tuyên bố tập trung vào lĩnh vực thực phẩm thiết yếu… Năm 2021, doanh nghiệp này đã đưa ra quyết định táo bạo – quay trở lại đường đua ngành bánh kẹo sau 6 năm chuyển nhượng.
Năm 2014, nhận thấy với chu kỳ của ngành bánh kẹo sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm và mang tính chất thời vụ là chính, chính điều này sẽ rào cản trong hành trình tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp tỷ đô của Tập đoàn Kido. Vì vậy, Tập đoàn đã chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho Mondelēz International. Với phi vụ thành công này, doanh nghiệp đã có trong tay một dòng tiền để tham gia vào mảng dầu. Với thương hiệu dầu Tường An, sau gần 5 năm KIDO tiếp nhận sản phẩm này, doanh thu từ 1.000 tỷ đã chạm đến mốc gần 5.000 tỷ. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công này chính là tinh thần “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
Thành công với sự phát triển ở mảng dầu ăn, KIDO quyết tâm trở lại đường đua ngành bánh kẹo. Bằng kinh nghiệm 3 thập niên trong ngành và tâm huyết với sản phẩm bánh kẹo, KIDO đang tập trung cho sự trở lại. Phương châm không thay đổi của KIDO đó chính là luôn đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu. Ngoài ra, với sự trở lại lần này, tập đoàn đã đưa ra nhiều sản phẩm với đa dạng mức giá nhằm mở rộng mạng lưới phân phối đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Một trong những sản phẩm chủ chốt trong sự trở lại lần này của KIDO chính là bánh trung thu. Với sản phẩm truyền thống này, vẫn giữ nguyên nét văn hóa vốn có của sản phẩm, song song đó, Kido đã “thổi hồn” vào bằng những vị mới lạ cùng đa dạng mẫu mã để phù hợp với nhiều nhu cầu, mục đích mua khác nhau của khách hàng.
Chỉ trong vòng ba năm, tập đoàn được mệnh danh là “thánh gióng” ngành điện tử Asanzo đối mặt với hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: cuộc chiến với truyền thông về nguồn gốc xuất sứ sản phẩm và đại dịch COVID-19 khiến thị trường đóng băng.
Để vượt qua những khủng hoảng này, Asanzo đã có những cuộc cách mạng trong sự điều hành và chiến lược. Việc này thể hiện ở việc trước đây Asanzo tập trung vào làm những việc đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp, hướng tới sự tăng trưởng, còn giờ thì tập trung lợi ích cho cả 3 bên: nhân viên/công nhân, khách hàng, và doanh nghiệp.
Lãnh đạo Asanzo chấp nhận doanh nghiệp làm sai, chấp nhận bị thiệt để rèn luyện nhân viên có “sức đề kháng rất tốt” khi phải trải qua những thất bại. Mặt khác, các lãnh đạo dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn từ các doanh nghiệp bên ngoài, giúp nhân sự có hiểu biết đa chiều về sự phát triển mạnh, yếu của tổ chức mỗi thời kỳ.
Cuối năm 2021 vừa qua Asanzo công bố đầu tư 2,000 tỉ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ. Đây được coi là bước đi táo bạo với một tập đoàn nổi tiếng với lĩnh vực kinh doanh điện tử. Đây cũng là chiến lược hiện thực hóa mục tiêu hình thành “hệ sinh thái chia sẻ tuần hoàn” của Asanzo: mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân và từ đó họ sử dụng các sản phẩm khác của doanh nghiệp.
Đối với nông sản, tập đoàn cũng thu mua trái cây tận gốc mà không qua trung gian. Thay vì xuất khẩu sang Lào, Campuchia thì tập trung ở miền Nam, thay vì qua Trung Quốc thì tập trung ở miền Bắc để tiện đường, khẳng định trong vòng 10 tiếng, sản phẩm trong hệ sinh thái của Asanzo có thể xuất khẩu được đến khắp nơi.
Bạn có thể tìm xem tất cả tập phát sóng của The Next Power tại S-World Media.
KIDO, Vietravel, Asanzo đều là những doanh nghiệp lâu năm, có vị thế riêng cho mình trên thị trường. Tuy nhiên, hành trình gây dựng một doanh nghiệp không phải đều là thành công. Trên chặng đường đó, không ít doanh nghiệp đã chọn cách từ bỏ, cũng đã có những doanh nghiệp bền bỉ với mục tiêu để vượt qua nguy tìm cơ, quay trở lại thị trường một cách ngoạn mục. Nếu bạn yêu thích chủ đề này, chắc chắn bạn không nên bỏ qua 3 câu chuyện truyền cảm hứng của các “ông lớn” dưới đây được chia sẻ tại The Next Power.
Cơn bão trong suốt 2 năm 2020 và 2021 đã gây ra tổn thất vô cùng lớn với ngành du lịch.
Trong giai đoạn ngủ đông, ông Kỳ cho biết dù là một công ty du lịch nhưng tập đoàn tập trung vào việc truyền thông đến các khách hàng của mình những thông điệp tích cực để có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn này. Ngoài ra, Vietravel ưu tiên tập trung vào những khâu chính, giữ vững khung, bộ phận cốt yếu.
Vietravel hiện tại đã được định vị xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: lữ hành; vận tải – hàng không; thương mại – dịch vụ. Công ty liên kết với rất nhiều tập đoàn, đơn vị từ khách sạn, vận chuyển, dịch vụ tư vấn visa, hướng dẫn viên du lịch, khu vui chơi, ẩm thực .. cùng nhau “rã đông nhanh” và hồi phục trở lại. Vietravel Airlines cũng là hãng hàng không đầu tiên có hướng dẫn viên du lịch chịu trách nhiệm thông báo các thông tin du lịch như thời tiết, địa danh, ẩm thực của điểm đến.
Bên cạnh đó, công ty cũng thay đổi rất nhiều vào công nghệ với việc chuyển đổi số. Vietravel đang tập trung những nguồn lực để khai thác toàn bộ sản phẩm, khai thác cảnh đẹp, những giá trị mà trước dịch chưa được quan tâm chẳng hạn những chương trình như ngắm hoàng hôn, khám phá ẩm thực, khám phá điểm đến, thu hút sự hưởng ứng mạnh mẽ bởi du khách nội địa. Việc này theo đó đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ ngành công nghiệp du lịch và tạo thành hệ sinh thái tuần hoàn trong kinh doanh.
Từng xây dựng nên thương hiệu bánh Kinh Đô nổi tiếng những Tập đoàn Kido đã bán lại “con gà đẻ trứng vàng” này cho Mondelēz International với giá 10.000 tỷ đồng và tuyên bố tập trung vào lĩnh vực thực phẩm thiết yếu… Năm 2021, doanh nghiệp này đã đưa ra quyết định táo bạo – quay trở lại đường đua ngành bánh kẹo sau 6 năm chuyển nhượng.
Năm 2014, nhận thấy với chu kỳ của ngành bánh kẹo sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm và mang tính chất thời vụ là chính, chính điều này sẽ rào cản trong hành trình tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp tỷ đô của Tập đoàn Kido. Vì vậy, Tập đoàn đã chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho Mondelēz International. Với phi vụ thành công này, doanh nghiệp đã có trong tay một dòng tiền để tham gia vào mảng dầu. Với thương hiệu dầu Tường An, sau gần 5 năm KIDO tiếp nhận sản phẩm này, doanh thu từ 1.000 tỷ đã chạm đến mốc gần 5.000 tỷ. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công này chính là tinh thần “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
Thành công với sự phát triển ở mảng dầu ăn, KIDO quyết tâm trở lại đường đua ngành bánh kẹo. Bằng kinh nghiệm 3 thập niên trong ngành và tâm huyết với sản phẩm bánh kẹo, KIDO đang tập trung cho sự trở lại. Phương châm không thay đổi của KIDO đó chính là luôn đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu. Ngoài ra, với sự trở lại lần này, tập đoàn đã đưa ra nhiều sản phẩm với đa dạng mức giá nhằm mở rộng mạng lưới phân phối đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Một trong những sản phẩm chủ chốt trong sự trở lại lần này của KIDO chính là bánh trung thu. Với sản phẩm truyền thống này, vẫn giữ nguyên nét văn hóa vốn có của sản phẩm, song song đó, Kido đã “thổi hồn” vào bằng những vị mới lạ cùng đa dạng mẫu mã để phù hợp với nhiều nhu cầu, mục đích mua khác nhau của khách hàng.
Chỉ trong vòng ba năm, tập đoàn được mệnh danh là “thánh gióng” ngành điện tử Asanzo đối mặt với hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: cuộc chiến với truyền thông về nguồn gốc xuất sứ sản phẩm và đại dịch COVID-19 khiến thị trường đóng băng.
Để vượt qua những khủng hoảng này, Asanzo đã có những cuộc cách mạng trong sự điều hành và chiến lược. Việc này thể hiện ở việc trước đây Asanzo tập trung vào làm những việc đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp, hướng tới sự tăng trưởng, còn giờ thì tập trung lợi ích cho cả 3 bên: nhân viên/công nhân, khách hàng, và doanh nghiệp.
Lãnh đạo Asanzo chấp nhận doanh nghiệp làm sai, chấp nhận bị thiệt để rèn luyện nhân viên có “sức đề kháng rất tốt” khi phải trải qua những thất bại. Mặt khác, các lãnh đạo dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn từ các doanh nghiệp bên ngoài, giúp nhân sự có hiểu biết đa chiều về sự phát triển mạnh, yếu của tổ chức mỗi thời kỳ.
Cuối năm 2021 vừa qua Asanzo công bố đầu tư 2,000 tỉ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ. Đây được coi là bước đi táo bạo với một tập đoàn nổi tiếng với lĩnh vực kinh doanh điện tử. Đây cũng là chiến lược hiện thực hóa mục tiêu hình thành “hệ sinh thái chia sẻ tuần hoàn” của Asanzo: mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân và từ đó họ sử dụng các sản phẩm khác của doanh nghiệp.
Đối với nông sản, tập đoàn cũng thu mua trái cây tận gốc mà không qua trung gian. Thay vì xuất khẩu sang Lào, Campuchia thì tập trung ở miền Nam, thay vì qua Trung Quốc thì tập trung ở miền Bắc để tiện đường, khẳng định trong vòng 10 tiếng, sản phẩm trong hệ sinh thái của Asanzo có thể xuất khẩu được đến khắp nơi.
Bạn có thể tìm xem tất cả tập phát sóng của The Next Power tại S-World Media.