#02 | Gốm sứ Minh Long – Học tắt để đổi mới chinh phục đỉnh cao gốm sứ

glow

#02 | Gốm sứ Minh Long – Học tắt để đổi mới chinh phục đỉnh cao gốm sứ

Kế thừa truyền thống làm gốm 4 đời của dòng họ Lý, Gốm sứ Minh Long gây tiếng vang lớn lập kỷ lục thế giới về gốm sứ cao cấp chịu nhiệt đến 1.380 độ C, đạt tiêu chuẩn Châu u chỉ bằng phương pháp “nung một lần” trong 20 tiếng. Nhưng cuộc cách mạng đổi mới quan trọng nhất, mất hơn 14 năm của Nghệ nhân nhân dân Lý Ngọc Minh lại là cuộc cách mạng “dưỡng sinh” – chinh phục đỉnh cao gốm sứ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

hinh

Doanh nhân Lý Ngọc Minh, bà Trương Lý Hoàng Phi và ông Lê Trí Thông

Tiếp nối thành công của tập 1 talkshow “The Next Power” được sản xuất bởi S-World và Báo điện tử VnExpress, cùng các host là “shark” Trương Lý Hoàng Phi – Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP.HCM và nguyên TGĐ Vintech City (Vingroup), sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT

Tổng Giám đốc IBP và ông Lê Trí Thông – Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), tập 2 phát sóng ngày 19/5 đưa khán giả đến gần hơn với hành trình đổi mới sáng tạo bền bỉ để từ “đỉnh cao” vươn đến “đỉnh cao hơn” của người được mệnh danh “vua gốm sứ Việt” – doanh nhân Lý Ngọc Minh, hiện là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I (tỉnh Bình Dương).

Câu chuyện “Học tắt để đổi mới chinh phục đỉnh cao gốm sứ” của Nghệ nhân Nhân dân Lý Ngọc Minh trên talk show The Next Power số 2 đã được truyền thông rộng rãi trên 8 nền tảng khác nhau của VnExpress.net và S-World, đồng thời lan toả trên trên 15 bài báo từ các đầu báo uy tín về kinh tế như Cafe F, Cafe Biz, Nhịp sống Kinh tế, The Leader…

Những “cuộc cách mạng” mà Minh Long tạo nên sự thay đổi trong 50 năm

Thành lập năm 1970, Công ty TNHH Minh Long I là sự kế thừa truyền thống làm gốm bốn đời của dòng họ Lý (thời ông nội của nhà sáng lập Lý Ngọc Minh) có bề dày hơn 100 năm. Thời điểm đó, Minh Long bắt đầu từ sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài, sau năm 1995, doanh nghiệp này chuyển hướng sang sản xuất sứ gia dụng cao cấp.

Dù được người đời ưu ái gọi bằng danh xưng “vua” của một ngành nghề truyền thống có lịch sử phát triển lâu đời, ông Lý Ngọc Minh chỉ tự coi mình là một người đam mê gốm sứ, cùng sự yêu thích dành cho gốm sứ ngay từ khi còn nhỏ.

“Riêng tôi tôi nghĩ cái danh xưng người mê gốm sứ là phù hợp hơn hết. Bởi vì nói tới từ “vua” thì quá vĩ đại”, ông Minh nói.

hinh-anh

Chia sẻ về những cột mốc đáng chú ý của Minh Long, ông Minh cho biết có 3 cuộc cách mạng lớn tạo nên sự thay đổi của doanh nghiệp từ khi thành lập. Thứ nhất, đó là khi ông Minh khoảng 16, 17 tuổi, trở thành người làm chủ công việc kinh doanh. Đó là thời điểm mà cậu bé còn mơ mộng viễn vông vùi đầu vào công việc nghiên cứu nhưng vì không đủ nguồn lực nên phải dừng lại.

Thứ hai, khi ông Minh nghe được câu chuyện vị lãnh đạo trung ương – ông Đỗ Mười, cho rằng tỉnh Bình Dương là một tỉnh gốm sứ cho nên hoàn toàn có thể sản xuất ra những bộ ấm chén để tiếp khách, không cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ông Lý Ngọc Minh nhớ lại ước mơ thời còn nhỏ, một lần nữa quyết tâm theo đuổi nghề gốm sứ.

Cuối cùng là cuộc cách mạng về việc áp dụng những máy móc hiện đại, dây chuyền tự động hoá cùng công nghệ sản xuất mới nhất thế giới để tạo nên những sản phẩm như đột phá như hiện tại. Trong đó phải kể đến công nghệ sản xuất gốm sứ cao cấp ở nhiệt độ 1.380 độ C, đạt tiêu chuẩn châu u bằng phương pháp đốt một lần lửa.

Với công nghệ này, Công ty Minh Long được cho là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới thực hiện nung một lần ở nhiệt độ 1.380 độ C (theo ông Dietmar Preibinger, nguyên Giám đốc Rosenthal – hãng sứ nổi tiếng của Đức) (Nguồn Báo Bình Dương).

Việc nung một lần ở nhiệt độ 1.380 độ C giúp sản phẩm có lớp men cứng, chắc, đạt độ bóng cao, ít bám bụi, đồng thời không chứa các chất độc hại. Đây cũng là một điểm độc đáo của sản phẩm gốm sứ cao cấp Minh Long.

Xuyên suốt quá trình thay đổi và phát triển, Minh Long đã chứng kiến rất nhiều biến chuyển, duy chỉ có đam mê và tâm huyết của người “thuyền trưởng” Lý Ngọc Minh là bất biến.

Học tắt nhưng học rất sâu – Phá vỡ “chướng ngại vật” để đổi mới sáng tạo

Từ một người đam mê với những mơ mộng viển vông khi còn là một đứa trẻ, hiện tại, người đứng đầu Minh Long được các đối tác nước ngoài trân trọng gọi bằng cái tên “tổng công trình sư”.

Ông cho biết mình luôn học hỏi từ những người giỏi nhất trong mọi lĩnh vực nhưng học rất sâu để giải quyết vấn đề. Học hỏi ngay từ những câu chuyện hàng ngày để giải những “bài toán khó” trong câu chuyện đổi mới.

“Tôi có một cách khác là tôi không học cách chuyên khoa, chuyên môn bởi vì học bài bản thì tốn thời gian quá dài và cuộc sống không cho phép cho nên tôi học tắt”, ông cho biết.

Đối với ông, học hỏi không phải là sự bắt chước, không phải là “con bò ăn cỏ” mà là “con tằm ăn lá dâu nhả ra tơ”. Tức phải “tiêu hóa” những điều mình học được. Muốn làm thành công thì phải hiểu sâu “nguyên lý vận hành” của việc mình muốn làm.

“Chính từ đó sau 50 năm tôi ngộ ra một điều rằng nếu các bạn trẻ ngày nay mà muốn làm câu chuyện đó thì nhớ một điều rằng là chúng ta phải tìm hiểu được cái nguyên lý vận hành của câu chuyện mà chúng ta đang hướng tới.”, ông Minh chia sẻ. “Tạo hóa là nơi tuyệt vời nhất để học”.

Với những sản phẩm mang tính sáng tạo, đột phá, Minh Long đều cần khoảng thời gian dài, qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến nhiều năm để mang đến một sản phẩm hoàn thiện. Điều này đặt ra cho người đứng đầu bài toán làm thế nào để tối ưu hóa thời gian trong khi vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.

Chẳng hạn việc áp dụng công nghệ nung một lần ở nhiệt độ cao cùng nhiều công nghệ tiên tiến, đột phá áp dụng trong sản xuất khác, Minh Long có thể tiết kiệm tối đa chi phí và giúp sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

hinh

Tuy vậy, ngay cả khi máy móc, dây chuyền, công nghệ cao được nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng để tương thích với đặc điểm sản phẩm dự định làm thì cần phải điều chỉnh rất nhiều yếu tố. Người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian, chất xám để tạo nên sự thay đổi phù hợp.

Giải quyết bài toán này, Gốm sứ Minh Long vừa nghiên cứu nhu cầu thị trường để đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng, vừa phải đi trước để đón đầu. Người “chỉ huy trưởng” của cuộc cách mạng đổi mới chia sẻ doanh nghiệp này có 2 tiêu chí trong kinh doanh.

Thứ nhất, những sản phẩm đã được sản xuất trên thị trường thì luôn bán với chất lượng vượt sự mong đợi của khách hàng. Đó là lý do Gốm sứ Minh Long luôn mang đến những sản phẩm được yêu thích rộng rãi trên thị trường như ly, chai đựng nước có phong cách khác biệt, dòng sản phẩm linh vật của năm…

Thứ hai, đối với những sản phẩm chưa được sản xuất thì luôn cung cấp những thứ khách hàng mơ ước. Chẳng hạn nồi dưỡng sinh là sản phẩm mà ông Minh phải mất hơn 20 năm để hoàn thiện và đưa ra thị trường. Nồi dưỡng sinh có yếu tố khác biệt là chín sâu, luộc không nước, có thể chiên, rang, nướng, hướng đến bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Cùng với thời gian tạo ra sản phẩm dài, quá trình đổi mới của doanh nghiệp cũng sẽ mất không ít thời gian. Có thể nói, để đổi mới sáng tạo, người thuyền trưởng Lý Ngọc Minh đã tìm ra và áp dụng những giải pháp, quy luật của riêng mình. Học tắt hiểu sâu, cải tiến những điều cũ để tạo ra cái mới, hoặc trở thành người tiên phong để đem đến sản phẩm khác biệt.

Vượt qua “bẫy” của doanh nghiệp đang ở “Đỉnh”

Nhìn về bức tranh tương lai của gốm sứ Minh Long, ông Minh cho rằng quá trình đổi mới sáng tạo sẽ luôn tiếp tục và không có điểm dừng. Ông cho rằng người đi trước không những là người dẫn dắt, mà còn cho người đi sau thấy được con đường mà họ đi đến thành công. Do đó, những người trẻ không chỉ có thể tiếp nối sự nghiệp mà còn có thể sáng tạo ra những cái mới để thay thế cái cũ.

“Sứ và chất dẻo ngày nay người ta gọi chung là siêu vật liệu. Nếu mình tìm được cách thức để giải quyết và mình có trong tay kiến thức thì mình sẽ tạo ra những cái mới hoài”, ông Minh chia sẻ thêm.

Một trong những “cái bẫy” lớn cho Minh Long để đi tới tương lai là doanh nghiệp đang là một trong những doanh nghiệp dẫn dắt thị trường, hay nói cách khác là đang ở trên “đỉnh”. Vị thế này đòi hỏi công ty có sự đầu tư mạnh mẽ về máy móc, công nghệ, dẫn đến giá thành cao, khó tiếp cận thị trường.

Đối mặt với những thách thức này, ông Minh cho rằng đó là động lực cho sự sáng tạo của chính mình, của doanh nghiệp. “Chúng ta phải tìm cách nào để thích nghi bởi trong cái khó ló cái khôn mà chính không có cái khó thì chúng ta không thể sáng tạo.”

hinh anh

Trong tập 2 của The Next Power được sản xuất bởi S-World và Báo điện tử VnExpress, cùng các host là “shark” Trương Lý Hoàng Phi – Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP.HCM và nguyên TGĐ Vintech City (Vingroup), sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc IBP

Ông Lê Trí Thông – Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), doanh nhân Lý Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I (tỉnh Bình Dương cũng nhắn gửi đến khán giả những trải nghiệm riêng của mình về bài học của sự thành công.)

Đối với những doanh nghiệp đang trên đường gây dựng sự nghiệp cũng như các doanh nghiệp đang tiếp tục, ông khẳng định ba yếu tố “học, hỏi, hành” là yếu tố tiên quyết giúp người đứng đầu đưa doanh nghiệp cất cánh.

Xem lại toàn bộ chia sẻ từ Nghệ nhân Lý Ngọc Minh về hành trình đổi mới sáng tạo tại:

Bài viết liên quan

#17 | Lazada đưa trung tâm phân loại hàng hóa 300 tỷ vào hoạt động tại Bình Dương năm 2023

video

#16 | Việt Nam và bước chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế số – Khách mời TS Trần Mỹ An, Phó chủ tịch kỹ thuật Qualcomm

video

#15 | Nutricare “tái tổ hợp nguyên liệu dinh dưỡng” để cải thiện sức khỏe người Việt

video

S-World 2022. All Rights Reserved Điều khoản sử dụng