#15 | Cách Yeah1 đứng dậy sau cú ‘vấp’ 200 triệu USD
Trong talk show Nguy – Cơ, Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Yeah1 thừa nhận sự cố bốc hơi 200 triệu USD hồi năm ngoái khiến ông thấm thía bài học trong cơ có nguy.
Góc nhìn Nguy – Cơ số 15 là cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn truyền thông giải trí Yeah1. Trong phần đầu talkshow, Chủ tịch Yeah1 kể về ý tưởng hình thành tập đoàn truyền thông và giải trí, cách đây 14 năm.
Đứng trên tòa nhà 33 tầng cao nhất thành phố vào ban đêm, Nguyễn Ảnh Nhượng Tống nhìn xuống khung cảnh tráng lệ của TP HCM và thấy mình chỉ là “hạt cát trong những ánh đèn của thành phố”. Khát vọng tạo ra giá trị, trở thành ngôi sao sáng trong những ánh đèn đó được nam thanh niên hơn 20 tuổi coi là động lực xây dựng sự nghiệp của riêng mình.
Ảnh cắt từ talkshow Nguy – Cơ 15. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Vị doanh nhân nhận định ngành mà những thanh niên trẻ, tài chính hạn chế có thể tương tác với cộng đồng, thâm nhập thị trường lớn trên thế giới khi đó chỉ là truyền thông và Internet.
“Truyền thông sản xuất ra nội dung, đầu tư một lần và mọi người trong thành phố này đều coi. Nếu bán, giá trị gia tăng sẽ rất nhiều. Và với số tiền ít ỏi, chỉ có Internet mới tạo câu chuyện kết nối tất cả cộng đồng và tạo giá trị gia tăng”, ông Tống nói.
Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: ‘Startup là con đường chông gai’
Nhiều người vẫn nhắc về Yeah1 như startup truyền thông đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO). Để đạt được cột mốc đó, nhà sáng lập Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho hay đó là quãng thời gian đầy thách thức.
“Điểm xuất phát đầu tiên là gia đình, cũng là rào cản đầu tiên phải vượt qua”, ông Tống nói. Mặc dù gia đình cũng làm kinh doanh, nhưng những ý tưởng startup của ông Tống cũng vấp phải không ít hoài nghi từ những người thân.
Theo nhà sáng lập, IPO là một chiến lược của Yeah1 cách đây 3 năm. Yeah1 đặt mục tiêu phát triển hai mảng.
Thứ nhất là nội dung số, khi đó mạng lưới nội dung của Yeah1, cộng với các công ty Yeah1 sở hữu ở nước ngoài, kể cả Mỹ đứng hạng 3 toàn cầu về lượt xem YouTube. Một tháng Yeah1 có khoảng hơn 5 tỷ lượt xem trên toàn cầu. “Câu chuyện này nếu đi xuyên suốt sẽ trở thành mảng rất thành công cho Yeah1, nhưng đã gặp vấn đề do phát triển quá nhanh”, ông Tống nói.
Hệ quả là năm 2019, YouTube thông báo Yeah1 bị chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung, khiến giá trị vốn hóa công ty bốc hơi gần 200 triệu USD trong hai tuần. Doanh nhân Nguyễn Ảnh Nhượng Tống xem đây là một trong những “sự cố khủng khiếp” mà doanh nghiệp đã trải qua. Thứ nhà sáng lập xác định thời điểm đó là phải sửa đổi bài toán kinh doanh. Và mất mát lớn nhất với ông Tống thời điểm đó, không phải tiền, mà là sự mất mát về niềm tin và con người.
Câu chuyện thứ hai khi IPO, chiến lược của Yeah1 là sử dụng 50% số tiền huy động từ truyền thông tạo ra những giá trị khác. Vì Yeah1 thấy rõ, nếu nằm trong ngành truyền thông, doanh nghiệp cần làm cả hai điều đó, công ty truyền thông mới phát triển được.
Vị này dẫn chứng thị trường truyền thông chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của nền kinh tế. “Nhưng 5% có hàng nghìn công ty quảng cáo tranh giành miếng bánh. Yeah1 IPO để thể hiện chiến lược mở rộng ra toàn cầu, để cạnh tranh với những doanh nghiệp truyền thông thế giới, không riêng Việt Nam”, đại diện tập đoàn Yeah1 nói.
Chính từ tham vọng khai thác 95% phần còn lại của nền kinh tế, Yeah1 lấn sân sang lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, với sự ra đời của hệ sinh thái Giga1.
Doanh nhân sinh năm 1978 ví startup giống như cuộc cách mạng, nơi những founder phải trả giá bằng quá trình lao động, chưa kể tài chính, thời gian, kể cả sức khỏe. “Nhưng phần thưởng của những startup thành công đều rất xứng đáng. Nhất là khi bạn tạo ra sự đột phá và chứng minh nó khác biệt”, Chủ tịch Yeah1 nói.
Bài toán nguy – cơ nội tại của Yeah1
“Yeah1 khởi đầu từ một công ty nhỏ, tiền cũng ít, chỉ có con người đông. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong bài toán tăng trưởng, cũng bởi phương châm xây dựng Yeah1 không phải tiền, mà luôn đầu tư, tái đầu tư”, ông Tống chia sẻ.
Nhà sáng lập Yeah1 cho biết doanh nghiệp thường xuyên tận dụng cơ trong nguy. Song cú “vấp” 200 triệu USD cũng là đầu đầu tiên doanh nghiệp thấm thía bài học trong cơ cũng có nguy. Khi lên sàn Yeah1 có cơ hội lớn về tài chính, quan hệ, tiềm năng, tiềm lực. Trong cơ hội đó, những rủi ro xuất hiện liên quan đến quản trị, bộ máy, kinh doanh… của doanh nghiệp cũng xuất hiện.
Tập trung vào câu chuyện trong “nguy” có “cơ”, doanh nhân Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho rằng khi thị trường gặp khó khăn, ai cũng mang tâm lý phòng thủ, cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp muốn bứt phá.
Minh chứng rõ nét, trong Covid-19, Yeah1 làm sản phẩm cho Giga1 là ứng dụng khuyến mãi Mega1. “Chúng tôi quyết định tung ra khuyến mãi, vì tin rằng trong khó khăn, người ta muốn tìm cơ hội, có giải thưởng lớn. Tâm lý đó trong mùa dịch càng cao hơn. Ngoài ra trong khi thị trường không ai quảng cáo, nếu mình làm sẽ thu hút thị trường”, người đứng đầu Yeah1 nói.
Từ khi thành lập, Yeah1 tạo ra cộng đồng người dùng, “sống” bằng cách thu tiền quảng cáo từ các thương hiệu để tiếp cận người dùng. Trong quá trình phát triển đó, doanh nghiệp này thấu hiểu mong muốn của các nhà sản xuất, thương hiệu cũng như người dùng. “Làm sao để hợp nhất hai chuyện này lại và tạo ra giá trị của Yeah1? Giga1 là bước triển khai cụ thể bài toán đó. Chúng tôi dùng công nghệ để giải quyết bài toán từ nhà máy đến thẳng người dùng”, ông Tống nói.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống trong lễ ra mắt Giga1. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Với định hướng đó, Giga1 phát triển rất nhanh. Sau vài tháng ra mắt, một ngày lượng bán tổng cho người tiêu dùng thông qua Giga1 đến 2 triệu sản phẩm.
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, so với hình ảnh chàng trai trẻ một mình trên tầng 33 cách đây nhiều năm, Nguyễn Ảnh Nhượng Tống của hiện tại có sự già dặn hơn. Động lực của ông hiện tại không phải là những “giấc mơ xa”, mà là “giấc mơ gần”, đưa ra những chặng đường và thích nghi dễ dàng hơn.
Bên cạnh Yeah1, ông cũng phát triển công ty riêng để chia sẻ, đồng hành cùng Yeah1 thực hiện các hoạt động cộng đồng. “Khi còn trẻ, tôi nghĩ sự nghiệp là hạnh phúc. Càng lớn lên, tôi càng thấy nhiều công việc khác cũng mang lại cho mình hạnh phúc. Chuyện chia sẻ cộng đồng cũng là việc tốt để mình cảm nhận điều đó”, ông Tống nói.
Nguồn bài viết: VnExpress.net
Trong talk show Nguy – Cơ, Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Yeah1 thừa nhận sự cố bốc hơi 200 triệu USD hồi năm ngoái khiến ông thấm thía bài học trong cơ có nguy.
Góc nhìn Nguy – Cơ số 15 là cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn truyền thông giải trí Yeah1. Trong phần đầu talkshow, Chủ tịch Yeah1 kể về ý tưởng hình thành tập đoàn truyền thông và giải trí, cách đây 14 năm.
Đứng trên tòa nhà 33 tầng cao nhất thành phố vào ban đêm, Nguyễn Ảnh Nhượng Tống nhìn xuống khung cảnh tráng lệ của TP HCM và thấy mình chỉ là “hạt cát trong những ánh đèn của thành phố”. Khát vọng tạo ra giá trị, trở thành ngôi sao sáng trong những ánh đèn đó được nam thanh niên hơn 20 tuổi coi là động lực xây dựng sự nghiệp của riêng mình.
Ảnh cắt từ talkshow Nguy – Cơ 15. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Vị doanh nhân nhận định ngành mà những thanh niên trẻ, tài chính hạn chế có thể tương tác với cộng đồng, thâm nhập thị trường lớn trên thế giới khi đó chỉ là truyền thông và Internet.
“Truyền thông sản xuất ra nội dung, đầu tư một lần và mọi người trong thành phố này đều coi. Nếu bán, giá trị gia tăng sẽ rất nhiều. Và với số tiền ít ỏi, chỉ có Internet mới tạo câu chuyện kết nối tất cả cộng đồng và tạo giá trị gia tăng”, ông Tống nói.
Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: ‘Startup là con đường chông gai’
Nhiều người vẫn nhắc về Yeah1 như startup truyền thông đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO). Để đạt được cột mốc đó, nhà sáng lập Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho hay đó là quãng thời gian đầy thách thức.
“Điểm xuất phát đầu tiên là gia đình, cũng là rào cản đầu tiên phải vượt qua”, ông Tống nói. Mặc dù gia đình cũng làm kinh doanh, nhưng những ý tưởng startup của ông Tống cũng vấp phải không ít hoài nghi từ những người thân.
Theo nhà sáng lập, IPO là một chiến lược của Yeah1 cách đây 3 năm. Yeah1 đặt mục tiêu phát triển hai mảng.
Thứ nhất là nội dung số, khi đó mạng lưới nội dung của Yeah1, cộng với các công ty Yeah1 sở hữu ở nước ngoài, kể cả Mỹ đứng hạng 3 toàn cầu về lượt xem YouTube. Một tháng Yeah1 có khoảng hơn 5 tỷ lượt xem trên toàn cầu. “Câu chuyện này nếu đi xuyên suốt sẽ trở thành mảng rất thành công cho Yeah1, nhưng đã gặp vấn đề do phát triển quá nhanh”, ông Tống nói.
Hệ quả là năm 2019, YouTube thông báo Yeah1 bị chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung, khiến giá trị vốn hóa công ty bốc hơi gần 200 triệu USD trong hai tuần. Doanh nhân Nguyễn Ảnh Nhượng Tống xem đây là một trong những “sự cố khủng khiếp” mà doanh nghiệp đã trải qua. Thứ nhà sáng lập xác định thời điểm đó là phải sửa đổi bài toán kinh doanh. Và mất mát lớn nhất với ông Tống thời điểm đó, không phải tiền, mà là sự mất mát về niềm tin và con người.
Câu chuyện thứ hai khi IPO, chiến lược của Yeah1 là sử dụng 50% số tiền huy động từ truyền thông tạo ra những giá trị khác. Vì Yeah1 thấy rõ, nếu nằm trong ngành truyền thông, doanh nghiệp cần làm cả hai điều đó, công ty truyền thông mới phát triển được.
Vị này dẫn chứng thị trường truyền thông chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của nền kinh tế. “Nhưng 5% có hàng nghìn công ty quảng cáo tranh giành miếng bánh. Yeah1 IPO để thể hiện chiến lược mở rộng ra toàn cầu, để cạnh tranh với những doanh nghiệp truyền thông thế giới, không riêng Việt Nam”, đại diện tập đoàn Yeah1 nói.
Chính từ tham vọng khai thác 95% phần còn lại của nền kinh tế, Yeah1 lấn sân sang lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, với sự ra đời của hệ sinh thái Giga1.
Doanh nhân sinh năm 1978 ví startup giống như cuộc cách mạng, nơi những founder phải trả giá bằng quá trình lao động, chưa kể tài chính, thời gian, kể cả sức khỏe. “Nhưng phần thưởng của những startup thành công đều rất xứng đáng. Nhất là khi bạn tạo ra sự đột phá và chứng minh nó khác biệt”, Chủ tịch Yeah1 nói.
Bài toán nguy – cơ nội tại của Yeah1
“Yeah1 khởi đầu từ một công ty nhỏ, tiền cũng ít, chỉ có con người đông. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong bài toán tăng trưởng, cũng bởi phương châm xây dựng Yeah1 không phải tiền, mà luôn đầu tư, tái đầu tư”, ông Tống chia sẻ.
Nhà sáng lập Yeah1 cho biết doanh nghiệp thường xuyên tận dụng cơ trong nguy. Song cú “vấp” 200 triệu USD cũng là đầu đầu tiên doanh nghiệp thấm thía bài học trong cơ cũng có nguy. Khi lên sàn Yeah1 có cơ hội lớn về tài chính, quan hệ, tiềm năng, tiềm lực. Trong cơ hội đó, những rủi ro xuất hiện liên quan đến quản trị, bộ máy, kinh doanh… của doanh nghiệp cũng xuất hiện.
Tập trung vào câu chuyện trong “nguy” có “cơ”, doanh nhân Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho rằng khi thị trường gặp khó khăn, ai cũng mang tâm lý phòng thủ, cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp muốn bứt phá.
Minh chứng rõ nét, trong Covid-19, Yeah1 làm sản phẩm cho Giga1 là ứng dụng khuyến mãi Mega1. “Chúng tôi quyết định tung ra khuyến mãi, vì tin rằng trong khó khăn, người ta muốn tìm cơ hội, có giải thưởng lớn. Tâm lý đó trong mùa dịch càng cao hơn. Ngoài ra trong khi thị trường không ai quảng cáo, nếu mình làm sẽ thu hút thị trường”, người đứng đầu Yeah1 nói.
Từ khi thành lập, Yeah1 tạo ra cộng đồng người dùng, “sống” bằng cách thu tiền quảng cáo từ các thương hiệu để tiếp cận người dùng. Trong quá trình phát triển đó, doanh nghiệp này thấu hiểu mong muốn của các nhà sản xuất, thương hiệu cũng như người dùng. “Làm sao để hợp nhất hai chuyện này lại và tạo ra giá trị của Yeah1? Giga1 là bước triển khai cụ thể bài toán đó. Chúng tôi dùng công nghệ để giải quyết bài toán từ nhà máy đến thẳng người dùng”, ông Tống nói.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống trong lễ ra mắt Giga1. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Với định hướng đó, Giga1 phát triển rất nhanh. Sau vài tháng ra mắt, một ngày lượng bán tổng cho người tiêu dùng thông qua Giga1 đến 2 triệu sản phẩm.
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, so với hình ảnh chàng trai trẻ một mình trên tầng 33 cách đây nhiều năm, Nguyễn Ảnh Nhượng Tống của hiện tại có sự già dặn hơn. Động lực của ông hiện tại không phải là những “giấc mơ xa”, mà là “giấc mơ gần”, đưa ra những chặng đường và thích nghi dễ dàng hơn.
Bên cạnh Yeah1, ông cũng phát triển công ty riêng để chia sẻ, đồng hành cùng Yeah1 thực hiện các hoạt động cộng đồng. “Khi còn trẻ, tôi nghĩ sự nghiệp là hạnh phúc. Càng lớn lên, tôi càng thấy nhiều công việc khác cũng mang lại cho mình hạnh phúc. Chuyện chia sẻ cộng đồng cũng là việc tốt để mình cảm nhận điều đó”, ông Tống nói.
Nguồn bài viết: VnExpress.net