#22-23 | Shark Hưng: ‘Doanh nghiệp cần có sức kháng thương’
Trong Covid-19, một nghịch lý mà ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch Cen Group nhận thấy là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng doanh nghiệp khó tuyển nhân sự.
“Phải chăng tôi tuyển khó quá. Hay vì Covid-19, dù thất nghiệp nhưng nhân sự không muốn đi làm, tức là chủ động thất nghiệp?”, ông Hưng đặt câu hỏi trong talkshow Nguy – Cơ số 22.
Vị doanh nhân cho rằng, mỗi doanh nghiệp nói chung và người lao động nói riêng đều phải tích cực tìm hành trình của riêng mình. Covid-19 có thể là một thảm họa tự nhiên, là yếu tố khách quan. Thái độ của doanh nghiệp hay mỗi người nên là đối mặt với nó, sẵn sàng bước tiếp.
Rèn luyện “sức kháng thương” – Shark Hưng
Trong bối cảnh tồi tệ nhất, thành phố bị phong tỏa, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để “chăm sóc nội lực”, thực hiện những việc trước nay chưa có thời gian như rèn luyện kỹ năng, xây dựng quy trình, kiện toàn tổ chức, giáo dục đào tạo…
“Tôi thấy việc ngồi than vãn không ích gì hết. Trên đời này có ba thứ, một là việc của trời, hai là việc của người, ba là việc của mình, shark Hưng nói. “Đừng lo, than việc của trời, cũng đừng quan tâm đến việc của người mà quên việc của mình. Covid-19 là lúc tốt nhất để giải quyết việc của mình để vững mạnh hơn”.
Chia sẻ về chữ “Nguy – Cơ” – chủ đề của chương trình, ông Hưng cho rằng “nguy” giống như bầu trời đen, rất mênh mông còn “cơ” giống như ngôi sao sáng giữa bầu trời đó. “Cơ hội nhỏ bé, mong manh nằm giữa nguy mênh mông mà người ta cảm thấy gánh nặng”, vị doanh nhân mô tả.
Shark Phạm Thanh Hưng trong talk Nguy Cơ. Ảnh chụp từ video.
Shark Hưng ví cơ hội như cách mỗi doanh nghiệp bước vào khúc cua, nơi thể hiện trình độ mỗi tay đua. “Sắp đến khúc cua, oxytocin bơm lên não những tay đua, khiến họ trở nên hưng phấn hơn. Người ta cũng có thể hi sinh ở khúc cua, vấp ngã, văng ra khỏi đường đua ở khúc cua. Đôi khi xe phân khối nhỏ có thể vượt lên được nếu biết vào cua hợp lý. Cơ hội ở đây cũng như vậy. Chúng ta thay đổi để vượt lên”.
Bên cạnh đó, Covid-19 cũng mang tới cơ hội để “đập bỏ”, sửa chữa, khắc phục những bất cập mà trước đó chưa dũng cảm để bỏ nó. Nhìn nhận ở góc độ con người cũng như doanh nghiệp, sự va đập rèn giũa nên những bản lĩnh kiên cường.
Theo vị doanh nhân, có những người nỗ lực nắm bắt cơ hội rất tích cực, ngay từ khi dịch bắt đầu xảy ra. Kể cả những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, thương mại, dịch vụ… Trong khi không ít người vẫn “nằm im” vì làm gì cũng sợ sụp đổ.
Nhìn nhận từ doanh nghiệp của mình, ông Hưng cho biết trong lĩnh vực bất động sản, lịch sử gần 20 năm, chưa năm nào Cen Group đầu tư nhiều như năm 2020. Số tiền đầu tư đến nhiều nghìn tỷ để chuẩn bị cơ hội bứt phá trong vòng 2-3 năm tới.
“Chúng tôi trải qua ít nhất 3 lần khủng hoảng kinh tế, từ những năm 1997, 1998 đến năm 2000, 2001. Cuộc khủng hoảng thứ hai bắt đầu từ 2008 đến 2012. Bây giờ là cuộc khủng hoảng thứ ba. Chúng tôi là doanh nghiệp trưởng thành từ khủng hoảng”, Phó Chủ tịch Cen Group nói.
Theo vị doanh nhân, điều quan trọng nhất là trong khủng hoảng phải rèn luyện được “sức kháng thương” – khả năng chịu đựng sự tổn thương đến từ bên ngoài.
Vaccine Covid-19 sớm hay muộn cũng sẽ tìm ra, nhưng từ góc độ y khoa, nhiều loại virus được phát hiện cách đây vài chục năm, đến giờ vẫn chưa có vaccine đặc hiệu. Covid-19 có thể tiếp tục diễn ra trong 10-20 năm nữa, nhưng nếu mỗi người doanh nghiệp chủ động ứng phó với nó sẽ có sức chống đỡ tốt hơn để tồn tại, vượt qua đại dịch.
Bài học đầu tư cho giới khởi nghiệp
Chia sẻ về những bài học đầu tư vào startup Việt Nam trong talk Nguy – Cơ 23, ông Phạm Thanh Hưng cho biết gặp phải không ít vấn đề. “Chúng tôi thực sự chưa lên cùng một con thuyền. Các startup nhìn nhà đầu tư như cây xăng không mất tiền. Các bạn nghĩ tiền cho khởi nghiệp giống nhiên liệu cho xe, hết lại đổ, mà không biết đi đến đâu”, ông Hưng cho biết.
Một điểm yếu của các startup ở Việt Nam là khả năng quản trị. Ông Hưng dẫn chứng thống kê, trong và ngoài chương trình Shark Tank, tỷ lệ các nhà sáng lập có yếu tố nước ngoài (gồm học, làm việc hay sinh ra ở nước ngoài) chiếm phần lớn. “Tại sao các bạn học trong nước ít khởi nghiệp hơn và thất bại nhiều hơn?”, ông Hưng đặt câu hỏi.
Ông Hưng cho rằng nhiều doanh nhân Việt còn cả tin vào những lời nói và hứa hẹn của đối tác. Song theo ông Hưng, đến lúc soạn hợp đồng chưa chắc đã tin, chỉ khi tiền về tài khoản mới chắc chắn thỏa thuận thành công. “Trong nhiều trường hợp, có hợp đồng cũng chưa chắc thành hiện thực, vì người ta có thể hủy hợp đồng bất cứ lúc nào”, ông Hưng đưa ra lời khuyên.
Một điểm yếu của giới khởi nghiệp Việt mà ông Hưng đề cập tới là tính trung thực. “Đáng tiếc là các bạn không thành thật với nhà đầu tư, với khách hàng. Lớn hơn nữa là không thành thật với nhân viên, cuối cùng là không thành thật với chính bản thân mình. Điều đó làm bạn không thể nào đi xa được”, ông Hưng nói.
Ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch Cen Group.
Từng có một startup ông Hưng rót vốn đầu tư trên truyền hình. Nhưng khi đến làm việc, mọi sự khác hoàn toàn những gì họ nói. Họ không những không tích lũy được vốn mà còn khá nhiều biên nợ. Dù được rót vốn, trong hai năm hoạt động, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ và hai bên kết thúc hợp tác.
Sau bài học này, ông Hưng thay đổi chiến lược đầu tư, trong đó ông giảm bớt số tiền đầu tư và tăng giá trị lời cam kết. Hai bên phải có cam kết và sự tương tác nhiều hơn để giải ngân và cách giải ngân cũng sẽ tối ưu hơn. Đó là không đưa thẳng tiền cho startup mà giải ngân cho những nền tảng xung quanh môi trường startup, để đối tác phát triển.
Vị này cho biết “khẩu vị” đầu tư của ông cần có ba tố chất: sự trung thực, bền bỉ quyết tâm và năng lực quản trị. Ông đánh giá cao những yếu tố này hơn ý tưởng, công nghệ và hình thành sản phẩm.
“Sau nhiều thời gian tìm kiếm, tôi mới nhận ra ở Việt Nam, đến thời điểm này rất hiếm hoi tìm được những ý tưởng đột phá, đổi mới thật sự. Nó vẫn còn bắt chước nhiều”, shark Hưng đúc rút.
Ngoài ra, ông Phạm Thanh Hưng ưu tiên đến năng lực quản trị của startup. Nguồn vốn nên được cấp vừa đủ để startup biết cách quản trị và luôn luôn phải cảm thấy đói. Thực tế, ông Hưng thấy rằng là khi doanh nghiệp càng đói, càng thiếu thì càng có năng lực sáng tạo cao hơn. Nếu không vượt qua khó khăn nội bộ, các doanh nghiệp khó có thể ứng phó với những thách thức bên ngoài.
Ông đưa ra lời khuyên với startup là nên rũ bỏ “áo phong trào” để tập trung vào tính thực chất và hiệu quả. Nhiều số liệu cho thấy phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam rất cao. Khảo sát khoảng 2.000 bạn trẻ, ¼ muốn khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học, cao gấp đôi so với Mỹ. Tuy nhiên theo ông Hưng, khởi nghiệp là một con đường, song không phải là duy nhất để thành công. Người trẻ nên bình tĩnh, cẩn trọng để bớt vấp ngã.
“Giai đoạn khởi đầu của phong trào khởi nghiệp đã qua đi và bây giờ chúng ta sang giai đoạn hai – giai đoạn sàng lọc thực chất và hiệu quả hơn”, ông Hưng nhận định.
Trong Covid-19, một nghịch lý mà ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch Cen Group nhận thấy là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng doanh nghiệp khó tuyển nhân sự.
“Phải chăng tôi tuyển khó quá. Hay vì Covid-19, dù thất nghiệp nhưng nhân sự không muốn đi làm, tức là chủ động thất nghiệp?”, ông Hưng đặt câu hỏi trong talkshow Nguy – Cơ số 22.
Vị doanh nhân cho rằng, mỗi doanh nghiệp nói chung và người lao động nói riêng đều phải tích cực tìm hành trình của riêng mình. Covid-19 có thể là một thảm họa tự nhiên, là yếu tố khách quan. Thái độ của doanh nghiệp hay mỗi người nên là đối mặt với nó, sẵn sàng bước tiếp.
Rèn luyện “sức kháng thương” – Shark Hưng
Trong bối cảnh tồi tệ nhất, thành phố bị phong tỏa, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để “chăm sóc nội lực”, thực hiện những việc trước nay chưa có thời gian như rèn luyện kỹ năng, xây dựng quy trình, kiện toàn tổ chức, giáo dục đào tạo…
“Tôi thấy việc ngồi than vãn không ích gì hết. Trên đời này có ba thứ, một là việc của trời, hai là việc của người, ba là việc của mình, shark Hưng nói. “Đừng lo, than việc của trời, cũng đừng quan tâm đến việc của người mà quên việc của mình. Covid-19 là lúc tốt nhất để giải quyết việc của mình để vững mạnh hơn”.
Chia sẻ về chữ “Nguy – Cơ” – chủ đề của chương trình, ông Hưng cho rằng “nguy” giống như bầu trời đen, rất mênh mông còn “cơ” giống như ngôi sao sáng giữa bầu trời đó. “Cơ hội nhỏ bé, mong manh nằm giữa nguy mênh mông mà người ta cảm thấy gánh nặng”, vị doanh nhân mô tả.
Shark Phạm Thanh Hưng trong talk Nguy Cơ. Ảnh chụp từ video.
Shark Hưng ví cơ hội như cách mỗi doanh nghiệp bước vào khúc cua, nơi thể hiện trình độ mỗi tay đua. “Sắp đến khúc cua, oxytocin bơm lên não những tay đua, khiến họ trở nên hưng phấn hơn. Người ta cũng có thể hi sinh ở khúc cua, vấp ngã, văng ra khỏi đường đua ở khúc cua. Đôi khi xe phân khối nhỏ có thể vượt lên được nếu biết vào cua hợp lý. Cơ hội ở đây cũng như vậy. Chúng ta thay đổi để vượt lên”.
Bên cạnh đó, Covid-19 cũng mang tới cơ hội để “đập bỏ”, sửa chữa, khắc phục những bất cập mà trước đó chưa dũng cảm để bỏ nó. Nhìn nhận ở góc độ con người cũng như doanh nghiệp, sự va đập rèn giũa nên những bản lĩnh kiên cường.
Theo vị doanh nhân, có những người nỗ lực nắm bắt cơ hội rất tích cực, ngay từ khi dịch bắt đầu xảy ra. Kể cả những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, thương mại, dịch vụ… Trong khi không ít người vẫn “nằm im” vì làm gì cũng sợ sụp đổ.
Nhìn nhận từ doanh nghiệp của mình, ông Hưng cho biết trong lĩnh vực bất động sản, lịch sử gần 20 năm, chưa năm nào Cen Group đầu tư nhiều như năm 2020. Số tiền đầu tư đến nhiều nghìn tỷ để chuẩn bị cơ hội bứt phá trong vòng 2-3 năm tới.
“Chúng tôi trải qua ít nhất 3 lần khủng hoảng kinh tế, từ những năm 1997, 1998 đến năm 2000, 2001. Cuộc khủng hoảng thứ hai bắt đầu từ 2008 đến 2012. Bây giờ là cuộc khủng hoảng thứ ba. Chúng tôi là doanh nghiệp trưởng thành từ khủng hoảng”, Phó Chủ tịch Cen Group nói.
Theo vị doanh nhân, điều quan trọng nhất là trong khủng hoảng phải rèn luyện được “sức kháng thương” – khả năng chịu đựng sự tổn thương đến từ bên ngoài.
Vaccine Covid-19 sớm hay muộn cũng sẽ tìm ra, nhưng từ góc độ y khoa, nhiều loại virus được phát hiện cách đây vài chục năm, đến giờ vẫn chưa có vaccine đặc hiệu. Covid-19 có thể tiếp tục diễn ra trong 10-20 năm nữa, nhưng nếu mỗi người doanh nghiệp chủ động ứng phó với nó sẽ có sức chống đỡ tốt hơn để tồn tại, vượt qua đại dịch.
Bài học đầu tư cho giới khởi nghiệp
Chia sẻ về những bài học đầu tư vào startup Việt Nam trong talk Nguy – Cơ 23, ông Phạm Thanh Hưng cho biết gặp phải không ít vấn đề. “Chúng tôi thực sự chưa lên cùng một con thuyền. Các startup nhìn nhà đầu tư như cây xăng không mất tiền. Các bạn nghĩ tiền cho khởi nghiệp giống nhiên liệu cho xe, hết lại đổ, mà không biết đi đến đâu”, ông Hưng cho biết.
Một điểm yếu của các startup ở Việt Nam là khả năng quản trị. Ông Hưng dẫn chứng thống kê, trong và ngoài chương trình Shark Tank, tỷ lệ các nhà sáng lập có yếu tố nước ngoài (gồm học, làm việc hay sinh ra ở nước ngoài) chiếm phần lớn. “Tại sao các bạn học trong nước ít khởi nghiệp hơn và thất bại nhiều hơn?”, ông Hưng đặt câu hỏi.
Ông Hưng cho rằng nhiều doanh nhân Việt còn cả tin vào những lời nói và hứa hẹn của đối tác. Song theo ông Hưng, đến lúc soạn hợp đồng chưa chắc đã tin, chỉ khi tiền về tài khoản mới chắc chắn thỏa thuận thành công. “Trong nhiều trường hợp, có hợp đồng cũng chưa chắc thành hiện thực, vì người ta có thể hủy hợp đồng bất cứ lúc nào”, ông Hưng đưa ra lời khuyên.
Một điểm yếu của giới khởi nghiệp Việt mà ông Hưng đề cập tới là tính trung thực. “Đáng tiếc là các bạn không thành thật với nhà đầu tư, với khách hàng. Lớn hơn nữa là không thành thật với nhân viên, cuối cùng là không thành thật với chính bản thân mình. Điều đó làm bạn không thể nào đi xa được”, ông Hưng nói.
Ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch Cen Group.
Từng có một startup ông Hưng rót vốn đầu tư trên truyền hình. Nhưng khi đến làm việc, mọi sự khác hoàn toàn những gì họ nói. Họ không những không tích lũy được vốn mà còn khá nhiều biên nợ. Dù được rót vốn, trong hai năm hoạt động, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ và hai bên kết thúc hợp tác.
Sau bài học này, ông Hưng thay đổi chiến lược đầu tư, trong đó ông giảm bớt số tiền đầu tư và tăng giá trị lời cam kết. Hai bên phải có cam kết và sự tương tác nhiều hơn để giải ngân và cách giải ngân cũng sẽ tối ưu hơn. Đó là không đưa thẳng tiền cho startup mà giải ngân cho những nền tảng xung quanh môi trường startup, để đối tác phát triển.
Vị này cho biết “khẩu vị” đầu tư của ông cần có ba tố chất: sự trung thực, bền bỉ quyết tâm và năng lực quản trị. Ông đánh giá cao những yếu tố này hơn ý tưởng, công nghệ và hình thành sản phẩm.
“Sau nhiều thời gian tìm kiếm, tôi mới nhận ra ở Việt Nam, đến thời điểm này rất hiếm hoi tìm được những ý tưởng đột phá, đổi mới thật sự. Nó vẫn còn bắt chước nhiều”, shark Hưng đúc rút.
Ngoài ra, ông Phạm Thanh Hưng ưu tiên đến năng lực quản trị của startup. Nguồn vốn nên được cấp vừa đủ để startup biết cách quản trị và luôn luôn phải cảm thấy đói. Thực tế, ông Hưng thấy rằng là khi doanh nghiệp càng đói, càng thiếu thì càng có năng lực sáng tạo cao hơn. Nếu không vượt qua khó khăn nội bộ, các doanh nghiệp khó có thể ứng phó với những thách thức bên ngoài.
Ông đưa ra lời khuyên với startup là nên rũ bỏ “áo phong trào” để tập trung vào tính thực chất và hiệu quả. Nhiều số liệu cho thấy phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam rất cao. Khảo sát khoảng 2.000 bạn trẻ, ¼ muốn khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học, cao gấp đôi so với Mỹ. Tuy nhiên theo ông Hưng, khởi nghiệp là một con đường, song không phải là duy nhất để thành công. Người trẻ nên bình tĩnh, cẩn trọng để bớt vấp ngã.
“Giai đoạn khởi đầu của phong trào khởi nghiệp đã qua đi và bây giờ chúng ta sang giai đoạn hai – giai đoạn sàng lọc thực chất và hiệu quả hơn”, ông Hưng nhận định.