#18 | Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc gia (TAB) kiêm Chủ tịch Thiên Minh Group – Chân dung 3 nhóm du khách dẫn dắt ngành du lịch tương lai
Chính sách mở cửa, định vị thị trường, nới lỏng thị thực và tâm thế sẵn sàng của các doanh nghiệp… là giải pháp được Chủ tịch Thiên Minh Group đề cập trong talk Nguy Cơ.
Talkshow Nguy Cơ phát sóng ngày 28/10 đi sâu vào câu chuyện của ngành du lịch – lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19. Chương trình được dẫn dắt bởi host Nguyễn Phi Vân và vị khách mời có 27 năm kinh nghiệm trong ngành – ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia kiêm Chủ tịch của Tập đoàn Thiên Minh.
Nguy và cơ trong Covid-19
Theo ông Trần Trọng Kiên, Covid-19 đã kéo theo sự hoang tàn chưa bao giờ xảy ra trong gần 50 năm. Ngành du lịch thế giới sụt giảm nặng nề, có 80% hàng quán, công ty đóng cửa, hàng trăm triệu việc làm bị mất đi và đến hàng tỷ người bị ảnh hưởng vì hạn chế đi lại. Năm 2020, doanh thu du lịch Việt Nam sụt giảm hơn 60%, lượng khách giảm hơn 40%. Ở đợt dịch thứ 4, trong vòng 3 tháng qua không có hoạt động du lịch. Ước tính có khoảng 80% đơn vị kinh doanh du lịch dừng hoạt động, 50% khách sạn phải đóng cửa, khoảng 2 triệu người mất công ăn việc làm trong vòng 18 tháng qua.
Host Nguyễn Phi Vân và ông Trần Trọng Kiên trong talkshow Nguy Cơ. Ảnh: S-world
Vào 2019, Tập đoàn Thiên Minh đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2020 là 3.000 tỷ đồng, nhưng đại dịch đã ảnh hưởng toàn bộ đến quyết định đầu tư và kinh doanh. Doanh số giảm xuống 656 tỷ, doanh nghiệp lỗ gần 350 tỷ. Lượng nhân viên giảm từ 2.000 người xuống còn 1.300 người. “Trong 27 năm phát triển của Thiên Minh, đây là năm đầu tiên chúng tôi chứng kiến sự sụt giảm về doanh thu và giảm số người lao động”, ông Kiên nói.
Để vượt bão Covid-19, ban điều hành doanh nghiệp tập trung vào các trụ cột: đảm bảo sự an toàn cho khách hàng và cộng đồng; giảm chi phí bằng cách giảm các dự án không khả thi, không có cơ hội trong 24 tháng tới; quản lý dòng tiền để đảm bảo có dòng tiền lâu dài để trả lương; tìm các nguồn doanh thu còn lại.
Trước kia 85% doanh thu các mảng nằm trong hoạt động du lịch quốc tế, nay Thiên Minh tìm cách đầu tư vào thị trường nội địa. Các công ty con như Hải u chuyển sang sản phẩm ngắm cảnh chuyên cho người Việt, ví dụ như Vịnh Hạ Long, các khách sạn mở cửa để phục vụ người Việt. Hãng hàng không Hải u tìm các nhu cầu khác như phản lực cho tư nhân. Ivivu ngoài bán tour, vé máy bay nội địa giờ bán đồ ăn giao tại nhà. Mảng quản lý điểm đến nhanh chóng xây dựng các công ty con bên châu u, tạo ra doanh thu mới.
Ngoài 4 trụ cột xử lý khủng hoảng, Thiên Minh Group chuẩn bị 4 trụ cột nắm bắt những cơ hội mới. Doanh nghiệp đẩy mạnh đào tạo, đầu tư chuyển đổi số, sáp nhập lại cấu trúc tài sản, đồng thời mở rộng các thị trường hứa hẹn phục hồi sớm như Trung Quốc, châu u và Mỹ…
Những xu hướng du lịch mới
Phân tích về chân dung các nhóm du khách mới được thảo luận trong diễn đàn Singaporeimagine Global Conversations do Tổng cục Du lịch Singapore tổ chức. Ông Kiên cho biết: nhóm trải nghiệm công nghệ (wander must) là những du khách trẻ, để ý nhiều hơn đến các công nghệ mới, thực tế ảo VR cũng như những công nghệ tăng trải nghiệm thực tế. Trong khi đó, những nhóm khách trung niên, lớn tuổi hơn quan tâm nhiều đến trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm bản thân và có xu hướng đi gần hơn được mô tả là nhà khám phá bền vững (mindful explorer). Và cuối cùng là nhóm du khách sống chậm (slow pacer) không chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn, mà sức khoẻ tinh thần cũng là ưu tiên trong các chuyến đi, nên họ muốn ở khách sạn xa trung tâm và có những phòng riêng biệt lập…
Ngoài ra, thay đổi lớn mà ông Kiên nhận thấy là thời gian lưu trú sẽ kéo dài hơn. Du lịch biển cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhảy vọt, hấp dẫn khách du lịch châu Á, Tây u. Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá và du lịch thành phố cũng sẽ lôi cuốn nhóm wander must mạnh mẽ.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Thiên Minh Group. Ảnh: NVCC
“Việt Nam nên định vị lại đâu là thị trường chiến lược cũng như mở cửa sớm và an toàn. Đồng thời có chính sách ưu tiên hỗ trợ khách như miễn thị thực, thị thực dài hơn cho những thị trường đó, hoặc là cho phép mở cửa sớm hơn so với đối thủ cạnh tranh với mình”, ông Kiên đề xuất.
Trong chương trình, host Nguyễn Phi Vân cũng đề cập tới những xu hướng, mô hình kinh doanh mới đã được đưa ra và thảo luận trong diễn đàn Singaporeimagine Global Conversations để thích ứng với những nhu cầu và kỳ vọng của nhóm du khách mới và tương lai hậu đại dịch. Như “phygital” – du lịch kết hợp với công nghệ thực tế ảo hay “travel by design” – tìm những công trình kiến trúc mới, mô hình du lịch tạo ra trải nghiệm mới lạ hơn.
Theo ông Kiên, “phygital” – ở đây là công nghệ thực tế ảo – thực tế ảo tăng cường VR/AR sẽ xuất hiện trong ngành du lịch Việt Nam trong 6-12 tháng tới. Việt Nam cũng đang có nhiều dự án “travel by design”, thiết kế bởi những kiến trúc sư hàng đầu thế giới, ví dụ TP HCM có Mgallery. Trong khi đó, mô hình online to offline chưa có điển hình nào thành công.
Nếu Singapore chọn du lịch bền vững là một trong những mũi nhọn, thì Việt Nam cũng coi đây là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển.
Tuy nhiên, ông Kiên cho rằng sản phẩm của Việt Nam hiện chưa đủ bền vững, chưa tuân theo quy định về 4 trụ cột về môi trường, bảo tồn, người dân địa phương và biến đổi khí hậu. “Chính sách của Chính phủ cần thể hiện chúng trong các điều kiện, yêu cầu, khuyến khích và không khuyến khích những hành động của doanh nghiệp. Singapore là một ví dụ không những khuyến khích mà còn có các chế tài để yêu cầu các doanh nghiệp tham gia”, Chủ tịch Thiên Minh Group đánh giá.
Doanh nghiệp du lịch Việt nắm bắt cơ hội thế nào
Nói về giải pháp phục hồi du lịch, ông Kiên cho rằng ngành cần hoạt động trở lại. Chính phủ cũng cần một lộ trình mở cửa tương đối rõ ràng, sẵn sàng về mặt vận hành cũng như chính sách.
Như với Nghị định 138 Chính phủ vừa ban hành ngày 1/10 đã khiến cộng đồng doanh nghiệp rất hồ hởi, phấn khởi khi được mở cửa. Thời điểm đó, khách sạn ở Hà Nội của Thiên Minh đã mở cửa, nhân viên được đi làm; các cửa hàng, nhà hàng được mở ra phục vụ cho nhân viên, cho bà con bên ngoài vào ăn 50%. Nhưng nếu các thông tin đó được cung cấp cách đây 1-2 tuần thì sự sẵn sàng sẽ cao hơn.
Đánh giá về cơ hội mở cửa du lịch, ông Kiên cho biết Việt Nam đang được đánh giá là vùng xanh tại châu u và Anh. “Chính sách của Việt Nam, chọn thị trường, định vị lại chính sách thị thực, mở cửa và đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng thì tôi tin rằng chỉ cần một thời gian ngắn chúng ta có thể mở cửa trở lại một cách an toàn”, vị này nói.
Việt Nam có thể học hỏi nhiều điều từ các khuyến cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các nước châu u, Anh, Mỹ, Singapore và Thái Lan… Trong đó, ông Kiên nhấn mạnh các vấn đề: vai trò chủ trì trong Chính phủ, bắt buộc phải có tổ công tác đặc biệt; vấn đề dịch tễ; nền tảng tiêm chủng phải tốt, tỷ lệ tiêm chủng phải trên 70%. “Đặc biệt, chúng ta có thể học được từ Singapore năng lực xử lý sự cố y tế liên quan đến số bệnh viện, số giường ICU, lượng oxy…”, ông Kiên nói.
Một bài học thứ hai từ Singapore là “không cách ly với một số nhóm nước được đánh giá an toàn”. Theo Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia, có thể yêu cầu khách sẽ xét nghiệm 72 tiếng trước khi bay, hay quy định về vaccine. Tiếp đó, Việt Nam cũng cần đơn giản các thủ tục từ thị thực đến yêu cầu với khách hàng. Khi bắt đầu mở, một số nước như Israel bắt tất cả khách du lịch phải đi trong tour, không được ra ngoài tour. Một số nước châu u hạn chế bằng việc phải về khách sạn nghỉ 3-5 ngày trước khi đi. Về sau, những yêu cầu này đều phải gỡ bỏ.
Ngoài ra, Việt Nam cần đưa thông tin sớm, đầy đủ, chính xác và giao tiếp thường xuyên với các thị trường đối tác. Một bài học từ Tổng cục Du lịch Singapore là cập nhật tình hình về chính sách và các thay đổi hàng tuần, từ đó có được sự tin tưởng từ thị trường.
Chính phủ Singapore được đánh giá cao với những chính sách mở cửa trở lại. Ảnh: Getty Images
“Tôi đánh giá cao sự sáng tạo của các bạn Singapore, những người trẻ và năng động, luôn luôn thử những cái mới. Tôi nghĩ rằng Việt Nam không thiếu những người như vậy”, Chủ tịch Thiên Minh nói.
Để du lịch Việt Nam phục hồi, ông Kiên cho rằng những lao động trong ngành vẫn cần kiên định, tận tâm và không ngừng cố gắng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành Việt Nam, Nhật Bản và Singapore là ba nước sẽ có sự phục hồi tốt nhất trong năm 2022.
Nguồn bài viết: VnExpress.net
Chính sách mở cửa, định vị thị trường, nới lỏng thị thực và tâm thế sẵn sàng của các doanh nghiệp… là giải pháp được Chủ tịch Thiên Minh Group đề cập trong talk Nguy Cơ.
Talkshow Nguy Cơ phát sóng ngày 28/10 đi sâu vào câu chuyện của ngành du lịch – lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19. Chương trình được dẫn dắt bởi host Nguyễn Phi Vân và vị khách mời có 27 năm kinh nghiệm trong ngành – ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia kiêm Chủ tịch của Tập đoàn Thiên Minh.
Nguy và cơ trong Covid-19
Theo ông Trần Trọng Kiên, Covid-19 đã kéo theo sự hoang tàn chưa bao giờ xảy ra trong gần 50 năm. Ngành du lịch thế giới sụt giảm nặng nề, có 80% hàng quán, công ty đóng cửa, hàng trăm triệu việc làm bị mất đi và đến hàng tỷ người bị ảnh hưởng vì hạn chế đi lại. Năm 2020, doanh thu du lịch Việt Nam sụt giảm hơn 60%, lượng khách giảm hơn 40%. Ở đợt dịch thứ 4, trong vòng 3 tháng qua không có hoạt động du lịch. Ước tính có khoảng 80% đơn vị kinh doanh du lịch dừng hoạt động, 50% khách sạn phải đóng cửa, khoảng 2 triệu người mất công ăn việc làm trong vòng 18 tháng qua.
Host Nguyễn Phi Vân và ông Trần Trọng Kiên trong talkshow Nguy Cơ. Ảnh: S-world
Vào 2019, Tập đoàn Thiên Minh đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2020 là 3.000 tỷ đồng, nhưng đại dịch đã ảnh hưởng toàn bộ đến quyết định đầu tư và kinh doanh. Doanh số giảm xuống 656 tỷ, doanh nghiệp lỗ gần 350 tỷ. Lượng nhân viên giảm từ 2.000 người xuống còn 1.300 người. “Trong 27 năm phát triển của Thiên Minh, đây là năm đầu tiên chúng tôi chứng kiến sự sụt giảm về doanh thu và giảm số người lao động”, ông Kiên nói.
Để vượt bão Covid-19, ban điều hành doanh nghiệp tập trung vào các trụ cột: đảm bảo sự an toàn cho khách hàng và cộng đồng; giảm chi phí bằng cách giảm các dự án không khả thi, không có cơ hội trong 24 tháng tới; quản lý dòng tiền để đảm bảo có dòng tiền lâu dài để trả lương; tìm các nguồn doanh thu còn lại.
Trước kia 85% doanh thu các mảng nằm trong hoạt động du lịch quốc tế, nay Thiên Minh tìm cách đầu tư vào thị trường nội địa. Các công ty con như Hải u chuyển sang sản phẩm ngắm cảnh chuyên cho người Việt, ví dụ như Vịnh Hạ Long, các khách sạn mở cửa để phục vụ người Việt. Hãng hàng không Hải u tìm các nhu cầu khác như phản lực cho tư nhân. Ivivu ngoài bán tour, vé máy bay nội địa giờ bán đồ ăn giao tại nhà. Mảng quản lý điểm đến nhanh chóng xây dựng các công ty con bên châu u, tạo ra doanh thu mới.
Ngoài 4 trụ cột xử lý khủng hoảng, Thiên Minh Group chuẩn bị 4 trụ cột nắm bắt những cơ hội mới. Doanh nghiệp đẩy mạnh đào tạo, đầu tư chuyển đổi số, sáp nhập lại cấu trúc tài sản, đồng thời mở rộng các thị trường hứa hẹn phục hồi sớm như Trung Quốc, châu u và Mỹ…
Những xu hướng du lịch mới
Phân tích về chân dung các nhóm du khách mới được thảo luận trong diễn đàn Singaporeimagine Global Conversations do Tổng cục Du lịch Singapore tổ chức. Ông Kiên cho biết: nhóm trải nghiệm công nghệ (wander must) là những du khách trẻ, để ý nhiều hơn đến các công nghệ mới, thực tế ảo VR cũng như những công nghệ tăng trải nghiệm thực tế. Trong khi đó, những nhóm khách trung niên, lớn tuổi hơn quan tâm nhiều đến trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm bản thân và có xu hướng đi gần hơn được mô tả là nhà khám phá bền vững (mindful explorer). Và cuối cùng là nhóm du khách sống chậm (slow pacer) không chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn, mà sức khoẻ tinh thần cũng là ưu tiên trong các chuyến đi, nên họ muốn ở khách sạn xa trung tâm và có những phòng riêng biệt lập…
Ngoài ra, thay đổi lớn mà ông Kiên nhận thấy là thời gian lưu trú sẽ kéo dài hơn. Du lịch biển cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhảy vọt, hấp dẫn khách du lịch châu Á, Tây u. Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá và du lịch thành phố cũng sẽ lôi cuốn nhóm wander must mạnh mẽ.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Thiên Minh Group. Ảnh: NVCC
“Việt Nam nên định vị lại đâu là thị trường chiến lược cũng như mở cửa sớm và an toàn. Đồng thời có chính sách ưu tiên hỗ trợ khách như miễn thị thực, thị thực dài hơn cho những thị trường đó, hoặc là cho phép mở cửa sớm hơn so với đối thủ cạnh tranh với mình”, ông Kiên đề xuất.
Trong chương trình, host Nguyễn Phi Vân cũng đề cập tới những xu hướng, mô hình kinh doanh mới đã được đưa ra và thảo luận trong diễn đàn Singaporeimagine Global Conversations để thích ứng với những nhu cầu và kỳ vọng của nhóm du khách mới và tương lai hậu đại dịch. Như “phygital” – du lịch kết hợp với công nghệ thực tế ảo hay “travel by design” – tìm những công trình kiến trúc mới, mô hình du lịch tạo ra trải nghiệm mới lạ hơn.
Theo ông Kiên, “phygital” – ở đây là công nghệ thực tế ảo – thực tế ảo tăng cường VR/AR sẽ xuất hiện trong ngành du lịch Việt Nam trong 6-12 tháng tới. Việt Nam cũng đang có nhiều dự án “travel by design”, thiết kế bởi những kiến trúc sư hàng đầu thế giới, ví dụ TP HCM có Mgallery. Trong khi đó, mô hình online to offline chưa có điển hình nào thành công.
Nếu Singapore chọn du lịch bền vững là một trong những mũi nhọn, thì Việt Nam cũng coi đây là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển.
Tuy nhiên, ông Kiên cho rằng sản phẩm của Việt Nam hiện chưa đủ bền vững, chưa tuân theo quy định về 4 trụ cột về môi trường, bảo tồn, người dân địa phương và biến đổi khí hậu. “Chính sách của Chính phủ cần thể hiện chúng trong các điều kiện, yêu cầu, khuyến khích và không khuyến khích những hành động của doanh nghiệp. Singapore là một ví dụ không những khuyến khích mà còn có các chế tài để yêu cầu các doanh nghiệp tham gia”, Chủ tịch Thiên Minh Group đánh giá.
Doanh nghiệp du lịch Việt nắm bắt cơ hội thế nào
Nói về giải pháp phục hồi du lịch, ông Kiên cho rằng ngành cần hoạt động trở lại. Chính phủ cũng cần một lộ trình mở cửa tương đối rõ ràng, sẵn sàng về mặt vận hành cũng như chính sách.
Như với Nghị định 138 Chính phủ vừa ban hành ngày 1/10 đã khiến cộng đồng doanh nghiệp rất hồ hởi, phấn khởi khi được mở cửa. Thời điểm đó, khách sạn ở Hà Nội của Thiên Minh đã mở cửa, nhân viên được đi làm; các cửa hàng, nhà hàng được mở ra phục vụ cho nhân viên, cho bà con bên ngoài vào ăn 50%. Nhưng nếu các thông tin đó được cung cấp cách đây 1-2 tuần thì sự sẵn sàng sẽ cao hơn.
Đánh giá về cơ hội mở cửa du lịch, ông Kiên cho biết Việt Nam đang được đánh giá là vùng xanh tại châu u và Anh. “Chính sách của Việt Nam, chọn thị trường, định vị lại chính sách thị thực, mở cửa và đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng thì tôi tin rằng chỉ cần một thời gian ngắn chúng ta có thể mở cửa trở lại một cách an toàn”, vị này nói.
Việt Nam có thể học hỏi nhiều điều từ các khuyến cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các nước châu u, Anh, Mỹ, Singapore và Thái Lan… Trong đó, ông Kiên nhấn mạnh các vấn đề: vai trò chủ trì trong Chính phủ, bắt buộc phải có tổ công tác đặc biệt; vấn đề dịch tễ; nền tảng tiêm chủng phải tốt, tỷ lệ tiêm chủng phải trên 70%. “Đặc biệt, chúng ta có thể học được từ Singapore năng lực xử lý sự cố y tế liên quan đến số bệnh viện, số giường ICU, lượng oxy…”, ông Kiên nói.
Một bài học thứ hai từ Singapore là “không cách ly với một số nhóm nước được đánh giá an toàn”. Theo Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia, có thể yêu cầu khách sẽ xét nghiệm 72 tiếng trước khi bay, hay quy định về vaccine. Tiếp đó, Việt Nam cũng cần đơn giản các thủ tục từ thị thực đến yêu cầu với khách hàng. Khi bắt đầu mở, một số nước như Israel bắt tất cả khách du lịch phải đi trong tour, không được ra ngoài tour. Một số nước châu u hạn chế bằng việc phải về khách sạn nghỉ 3-5 ngày trước khi đi. Về sau, những yêu cầu này đều phải gỡ bỏ.
Ngoài ra, Việt Nam cần đưa thông tin sớm, đầy đủ, chính xác và giao tiếp thường xuyên với các thị trường đối tác. Một bài học từ Tổng cục Du lịch Singapore là cập nhật tình hình về chính sách và các thay đổi hàng tuần, từ đó có được sự tin tưởng từ thị trường.
Chính phủ Singapore được đánh giá cao với những chính sách mở cửa trở lại. Ảnh: Getty Images
“Tôi đánh giá cao sự sáng tạo của các bạn Singapore, những người trẻ và năng động, luôn luôn thử những cái mới. Tôi nghĩ rằng Việt Nam không thiếu những người như vậy”, Chủ tịch Thiên Minh nói.
Để du lịch Việt Nam phục hồi, ông Kiên cho rằng những lao động trong ngành vẫn cần kiên định, tận tâm và không ngừng cố gắng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành Việt Nam, Nhật Bản và Singapore là ba nước sẽ có sự phục hồi tốt nhất trong năm 2022.
Nguồn bài viết: VnExpress.net