#01 | Người đưa thương hiệu nước uống Bidrico ra thế giới
Từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Đặng Hiến – Chủ tịch công ty Tân Quang Minh – thành công đưa thương hiệu nước uống Bidrico ra thế giới.
Cán bộ, công nhân viên Bidrico vừa kỷ niệm 29 năm thành lập. Suốt thời dịch, doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu ổn định, xuất khẩu đều đặn đi nhiều quốc gia yêu cầu khắt khe về chất lượng. Đến nay, các sản phẩm của Bidrico có mặt tại nhiều thị trường ở châu Á, u, Mỹ, Phi… Ngoài nước tinh khiết, người tiêu dùng còn đánh giá cao sữa chua Yobi, nước yến Ngân Nhĩ, nước chanh muối Restore, nước tăng lực, trà xanh, A*Nuta, nước ép trái cây…
Đứng sau thành công của thương hiệu là ông Nguyễn Đặng Hiến – xuất thân từ gia đình làm nông gốc Quảng Trị. Ông cho rằng các sản phẩm Bidrico giữ chân người tiêu dùng trong và ngoài nước nhờ cam kết vô hạn về quy trình sản xuất, chú trọng chất lượng lẫn sức khỏe người dân.
”Nhiều năm nay, chúng tôi luôn lấy sự thỏa mãn của khách hàng làm thước đo chất lượng sản phẩm”, ông Hiến nói.
Ông Nguyễn Đặng Hiến hiện là Tổng Giám đốc công ty Tân Quang Minh (Bidrico), Phó Chủ tịch hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Phó Chủ tịch Hiệp Hội các DN KCN TPHCM. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Năm lớp 9, ông Hiến rời Quảng Trị vào Sài Gòn. Chàng trai quê khi ấy tự nhủ chỉ có học thật giỏi, gia đình ông mới có thể thoát nghèo. Sau tốt nghiệp đại học, ông từng là giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM, sau đó đảm nhận chức trưởng phòng Nghiệp vụ, kiêm quản đốc của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại Sài Gòn. Với triết lý “sống là không ngừng sáng tạo”, năm 1992, ở tuổi tứ tuần, ông khởi nghiệp với Bidrico.
Thuở đầu, công ty chỉ có 26 công nhân, máy móc đơn sơ, công nghệ bằng không, thiếu kinh nghiệm – từ quản lý cho đến tổ chức thị trường. Để vượt qua khó khăn, ông lấy tiến độ phát triển của nền kinh tế làm kim chỉ nam cho mọi chiến lược, trong đó chú trọng sản phẩm, marketing, nguồn nhân lực và phân phối. Gần ba thập kỷ qua, Bidrico trải qua bốn giai đoạn phát triển:
Từ năm 1992 đến 1996, ông chủ trương sản xuất loạt sản phẩm chuyên sâu ở nông thôn. “Thời ấy, các công ty đa quốc gia về nước giải khát đã có mặt tại Việt Nam, nếu chúng tôi cũng bán tập trung ở thành thị, có lẽ ngày nay người tiêu dùng không biết đến nhãn hiệu Bidrico. Vì sức tấn công trên thị trường của họ ‘khủng’, có nguồn vốn lớn và phương thức ‘lấy thịt đè người’. Do đó chúng tôi cần vạch ra chiến lược phù hợp nhất cho thị trường Việt Nam: sản phẩm nào cần đánh mạnh vào nông thôn, không bán vào thành thị”, ông kể lại.
Giai đoạn 1996-2000, doanh nghiệp thay đổi mẫu mã, nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để đánh mạnh vào các thị xã.
Giai đoạn tiếp theo, Bidrico tấn công vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Để phù hợp với nhận thức mới của người Việt sau 10 năm phát triển, đơn vị lần nữa thay đổi mẫu mã, đồng thời sáng tạo thêm sản phẩm bổ dưỡng, điển hình là các loại nước trái cây.
Từ năm 2007 trở đi, ông Hiến bắt đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nghiên cứu làm sao hàng hóa của mình có thể đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người dùng quốc tế. Ông và đội ngũ nhân viên hạnh phúc khi những đứa con tinh thần lần lượt xuất xuất đi Nhật, Mỹ, châu u và các quốc gia khó tính.
Sau gần ba thập kỷ, doanh nghiệp trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt Nam, với hàng nghìn đại lý phân phối trong nước và xuất khẩu ra hàng chục quốc gia, thực hiện sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”.
Từ ngày đầu với 26 công nhân, hiện công ty Bidrico có hơn 700 người cùng 12 dây chuyền sản xuất tự động của Pháp, Đức, Thụy Điển… theo công nghệ chiết rót tự động, công nghệ tiệt trùng UHT, công nghệ chiết nóng. Nhà máy sản xuất đa chức năng của Bidrico được đầu tư tại KCN Vĩnh Lộc, Bình Chánh trên tổng diện tích 15.000 m2 sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015; kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, cGMP và đạt chứng nhận FDA, FCE, SID của Mỹ.
Đặc biệt, tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức, sản phẩm nước tinh khiết của Bidrico được chọn làm nước uống sử dụng suốt thời gian diễn ra hội nghị.
Bidrico từng nhận Huân chương lao động hạng ba và bằng khen của Chính phủ cho những đóng góp tích cực trong việc phát triển thị trường nước giải khát Việt Nam cùng các hoạt động cộng đồng. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, khối kinh tế tư nhân cần được hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa trong tương lai. Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất với hơn 43%, trong khi doanh nghiệp nhà nước khoảng 29,3% và doanh nghiệp FDI là 26,5%.
Doanh nghiệp tư nhân cũng thu hút 85% lực lượng lao động, đóng vai trò quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Trong bối cảnh Covid-19, khối tư nhân cũng tích cực chung tay cùng Chính phủ đẩy lùi dịch và góp phần “giảm sốc” cho nền kinh tế nhờ loạt sáng kiến, ý tưởng mới lạ.
Với ông, trách nhiệm cộng đồng và phụng sự nhân dân là một phần bài toán tương lai của doanh nghiệp. Do đó, ông ứng cử Hội đồng nhân dân khóa X và dành nhiều thời gian tiếp xúc với cử tri, lắng nghe “nỗi lòng”, mong muốn của họ để có thể góp thêm tiếng nói, hỗ trợ khối tư nhân.
Trong talkshow Nguy – Cơ 33, ông Nguyễn Đặng Hiến sẽ chia sẻ kỹ hơn về hành trình gần 30 năm của Bidrico; những thành tựu nổi bật đã đạt được; lý do ứng cử Hội đồng nhân dân khóa X; những trăn trở của các cử tri; các tình huống khó khăn hiện nay của doanh nghiệp trong địa bàn quận 3 (TP HCM) và loạt giải pháp nền tảng để phát triển nền kinh tế… Chương trình do VnExpress phối hợp với S-world thực hiện, dự kiến phát sóng sáng 20/5 trên VnExpress.
(Nguồn bài: VnExpress.net)
Từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Đặng Hiến – Chủ tịch công ty Tân Quang Minh – thành công đưa thương hiệu nước uống Bidrico ra thế giới.
Cán bộ, công nhân viên Bidrico vừa kỷ niệm 29 năm thành lập. Suốt thời dịch, doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu ổn định, xuất khẩu đều đặn đi nhiều quốc gia yêu cầu khắt khe về chất lượng. Đến nay, các sản phẩm của Bidrico có mặt tại nhiều thị trường ở châu Á, u, Mỹ, Phi… Ngoài nước tinh khiết, người tiêu dùng còn đánh giá cao sữa chua Yobi, nước yến Ngân Nhĩ, nước chanh muối Restore, nước tăng lực, trà xanh, A*Nuta, nước ép trái cây…
Đứng sau thành công của thương hiệu là ông Nguyễn Đặng Hiến – xuất thân từ gia đình làm nông gốc Quảng Trị. Ông cho rằng các sản phẩm Bidrico giữ chân người tiêu dùng trong và ngoài nước nhờ cam kết vô hạn về quy trình sản xuất, chú trọng chất lượng lẫn sức khỏe người dân.
”Nhiều năm nay, chúng tôi luôn lấy sự thỏa mãn của khách hàng làm thước đo chất lượng sản phẩm”, ông Hiến nói.
Ông Nguyễn Đặng Hiến hiện là Tổng Giám đốc công ty Tân Quang Minh (Bidrico), Phó Chủ tịch hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Phó Chủ tịch Hiệp Hội các DN KCN TPHCM. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Năm lớp 9, ông Hiến rời Quảng Trị vào Sài Gòn. Chàng trai quê khi ấy tự nhủ chỉ có học thật giỏi, gia đình ông mới có thể thoát nghèo. Sau tốt nghiệp đại học, ông từng là giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM, sau đó đảm nhận chức trưởng phòng Nghiệp vụ, kiêm quản đốc của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại Sài Gòn. Với triết lý “sống là không ngừng sáng tạo”, năm 1992, ở tuổi tứ tuần, ông khởi nghiệp với Bidrico.
Thuở đầu, công ty chỉ có 26 công nhân, máy móc đơn sơ, công nghệ bằng không, thiếu kinh nghiệm – từ quản lý cho đến tổ chức thị trường. Để vượt qua khó khăn, ông lấy tiến độ phát triển của nền kinh tế làm kim chỉ nam cho mọi chiến lược, trong đó chú trọng sản phẩm, marketing, nguồn nhân lực và phân phối. Gần ba thập kỷ qua, Bidrico trải qua bốn giai đoạn phát triển:
Từ năm 1992 đến 1996, ông chủ trương sản xuất loạt sản phẩm chuyên sâu ở nông thôn. “Thời ấy, các công ty đa quốc gia về nước giải khát đã có mặt tại Việt Nam, nếu chúng tôi cũng bán tập trung ở thành thị, có lẽ ngày nay người tiêu dùng không biết đến nhãn hiệu Bidrico. Vì sức tấn công trên thị trường của họ ‘khủng’, có nguồn vốn lớn và phương thức ‘lấy thịt đè người’. Do đó chúng tôi cần vạch ra chiến lược phù hợp nhất cho thị trường Việt Nam: sản phẩm nào cần đánh mạnh vào nông thôn, không bán vào thành thị”, ông kể lại.
Giai đoạn 1996-2000, doanh nghiệp thay đổi mẫu mã, nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để đánh mạnh vào các thị xã.
Giai đoạn tiếp theo, Bidrico tấn công vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Để phù hợp với nhận thức mới của người Việt sau 10 năm phát triển, đơn vị lần nữa thay đổi mẫu mã, đồng thời sáng tạo thêm sản phẩm bổ dưỡng, điển hình là các loại nước trái cây.
Từ năm 2007 trở đi, ông Hiến bắt đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nghiên cứu làm sao hàng hóa của mình có thể đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người dùng quốc tế. Ông và đội ngũ nhân viên hạnh phúc khi những đứa con tinh thần lần lượt xuất xuất đi Nhật, Mỹ, châu u và các quốc gia khó tính.
Sau gần ba thập kỷ, doanh nghiệp trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt Nam, với hàng nghìn đại lý phân phối trong nước và xuất khẩu ra hàng chục quốc gia, thực hiện sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”.
Từ ngày đầu với 26 công nhân, hiện công ty Bidrico có hơn 700 người cùng 12 dây chuyền sản xuất tự động của Pháp, Đức, Thụy Điển… theo công nghệ chiết rót tự động, công nghệ tiệt trùng UHT, công nghệ chiết nóng. Nhà máy sản xuất đa chức năng của Bidrico được đầu tư tại KCN Vĩnh Lộc, Bình Chánh trên tổng diện tích 15.000 m2 sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015; kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, cGMP và đạt chứng nhận FDA, FCE, SID của Mỹ.
Đặc biệt, tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức, sản phẩm nước tinh khiết của Bidrico được chọn làm nước uống sử dụng suốt thời gian diễn ra hội nghị.
Bidrico từng nhận Huân chương lao động hạng ba và bằng khen của Chính phủ cho những đóng góp tích cực trong việc phát triển thị trường nước giải khát Việt Nam cùng các hoạt động cộng đồng. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, khối kinh tế tư nhân cần được hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa trong tương lai. Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất với hơn 43%, trong khi doanh nghiệp nhà nước khoảng 29,3% và doanh nghiệp FDI là 26,5%.
Doanh nghiệp tư nhân cũng thu hút 85% lực lượng lao động, đóng vai trò quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Trong bối cảnh Covid-19, khối tư nhân cũng tích cực chung tay cùng Chính phủ đẩy lùi dịch và góp phần “giảm sốc” cho nền kinh tế nhờ loạt sáng kiến, ý tưởng mới lạ.
Với ông, trách nhiệm cộng đồng và phụng sự nhân dân là một phần bài toán tương lai của doanh nghiệp. Do đó, ông ứng cử Hội đồng nhân dân khóa X và dành nhiều thời gian tiếp xúc với cử tri, lắng nghe “nỗi lòng”, mong muốn của họ để có thể góp thêm tiếng nói, hỗ trợ khối tư nhân.
Trong talkshow Nguy – Cơ 33, ông Nguyễn Đặng Hiến sẽ chia sẻ kỹ hơn về hành trình gần 30 năm của Bidrico; những thành tựu nổi bật đã đạt được; lý do ứng cử Hội đồng nhân dân khóa X; những trăn trở của các cử tri; các tình huống khó khăn hiện nay của doanh nghiệp trong địa bàn quận 3 (TP HCM) và loạt giải pháp nền tảng để phát triển nền kinh tế… Chương trình do VnExpress phối hợp với S-world thực hiện, dự kiến phát sóng sáng 20/5 trên VnExpress.
(Nguồn bài: VnExpress.net)