#19 | Bà Vũ Kim Hạnh: ‘Doanh nghiệp yếu là gánh nặng nền kinh tế’
Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh sự quan trọng việc nuôi dưỡng, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vượt qua suy thoái, trong talk Nguy – Cơ 19.
‘Cần quyết liệt bảo vệ thương hiệu quốc gia’ – bà Vũ Kim Hạnh
Trong talk Nguy – Cơ 19, bà Vũ Kim Hạnh nhắc đến những hộ gia đình kiên trì, lưu giữ thương hiệu nước mắm cổ truyền. Với bà, đó là những yếu thế trong một môi trường cạnh tranh chưa hoàn hảo.
“Có những tiên đoán trong vòng 5 năm nữa, những doanh nghiệp sản xuất nước mắm nhỏ lẻ sẽ tuyệt chủng. Nhưng có thể thấy, họ khá kiên quyết trong đấu tranh và đương đầu bằng nhiều cách”, Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao nói.
Đứng trước lẽ sinh tồn của các doanh nghiệp nhỏ, bà Hạnh liên tưởng đến thành ngữ “tái ông thất mã”, chỉ sự họa – phúc xoay vần, khó biết trước được. Và để chống chọi với những tác động ngoại lực, sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thương trường, doanh nghiệp nên đoàn kết với nhau. “Người yếu chỉ có liên kết thôi chứ người yếu tản mác thì càng ngày càng yếu hơn”, vị này nói.
Ngoài câu chuyện của nước mắm, bà Hạnh cũng nhắc tới việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu gạo quốc gia. Đó là khi giống gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, gạo “giả” ST25 bán tràn lan trên thị trường. “Người chủ sở hữu thương hiệu thất bại đau đớn đã đành, nhưng sự thiệt thòi của anh không lớn bằng sự thiệt thòi của thương hiệu hàng đầu Việt Nam”, bà Vũ Kim Hạnh nói.
Ảnh cắt từ talkshow Nguy – Cơ 19.(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Vị chuyên gia nhận định việc đưa giống gạo ST25 tiếp tục đi thi để ẵm về danh hiệu gạo “ngon nhì thế giới” khiến công sức làm thương hiệu giống gạo là vô nghĩa. “Thương hiệu gạo ngon nhất thế giới không còn là của ông Hồ Quang Cua, cũng không còn là một người đi mua mấy kí gạo ST25, mà là của quốc gia. Và câu chuyện xây dựng, bảo vệ thương hiệu của quốc gia cũng cần được bàn luận, mổ xẻ một cách nghiêm túc”, bà Hạnh nhận định.
Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ
“Doanh nghiệp là cột trụ của nền kinh tế. Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh”, bà Hạnh thấm thía trong quá trình đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bà dẫn chứng nhiều nước lớn đổ tiền hỗ trợ doanh nghiệp nội đứng vững trong đại dịch. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp Việt chưa nhận sự hỗ trợ tương tự. “Đến khi nào doanh nghiệp còn được coi là đối tượng cần phải tặng nhiều danh hiệu, tổ chức nhiều sự kiện lớn để biểu dương, còn hàng ngày nó sống như thế nào là chuyện riêng của nó thì chừng đó rất đáng ngại”, vị này nói.
Tại châu Á, doanh nghiệp vừa và nhỏ đối chiếm 80-90% tổng số doanh nghiệp. Với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, quốc gia và vùng lãnh thổ nào chăm lo giỏi sẽ trở thành lực lượng mạnh của nền kinh tế. Ví dụ Đài Loan, doanh nghiệp nhỏ được nhiều sự hỗ trợ, họ tự tin đi giao thương qua Việt Nam, thậm chí mua các doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam, bà Hạnh dẫn chứng.
Vị này khẳng định doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với nhau, tự đào tạo, bồi dưỡng để càng ngày càng trưởng thành lên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Bà Vũ Kim Hạnh.(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Vị chuyên gia, dẫn chứng 9 tháng năm 2020, 99.000 doanh nghiệp mới được thành lập, tăng 3,1%. Trong khi những năm trước, con số mới thành lập thường tăng 17-18% mỗi năm, tức là tuy tăng nhưng lại giảm. Số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, dừng hoạt động, trả môn bài cũng khoảng 78.000 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng để tồn tại bằng cách chuyển ngành, “gọt” vốn hoặc chia nhỏ… Họ phải ứng biến rất nhiều cách để vượt qua cơn đại dịch.
Một kinh nghiệm cho các doanh nghiệp là phải tìm đối tác liên kết. Theo bà Hạnh, các doanh nhân người Hoa làm tốt chuyện này. Là đối thủ cạnh tranh, song họ vẫn giúp vốn cho nhau, chia sẻ thị trường và không “đạp” giá lẫn nhau. “Trong khi chúng ta có câu ‘cho vàng chứ đâu có ai chỉ đàng đi buôn’. Nếu một người đến đặt một hợp đồng, mà công ty này không làm được, thay vì khư khư giữ, có thể giao đơn hàng đó cho đơn vị khác”, bà Vũ Kim Hạnh nói.
Bài toán xuất khẩu nông sản
Nhiều năm sát cánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bà Hạnh cho rằng 3 điều họ cần nhất là: trợ lực từ những người hiểu và trợ giúp; nâng cao năng lực hiểu biết và năng lực quản trị và tìm con đường tiêu thụ sản phẩm.
Nhu cầu bức bách nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là tìm thị trường, bà Hạnh nhấn mạnh. Vị này lấy ví dụ, doanh nghiệp Việt không thể trực tiếp tiếp cận người mua hàng Hà Lan mà phải thông qua đầu mối giới thiệu. Trong khi đó, Việt Nam vốn không phải tay chơi đáng giá trong làng xuất khẩu nông sản cho châu u, ngoại trừ xuất thô.
Host Nguyễn Phi Vân.(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
“Phía Hà Lan sẽ hỏi ngay tiêu chuẩn gì, sản lượng là bao nhiêu, giá cả là bao nhiêu và gửi mẫu cho tôi đi. Tất cả những điều này mình chưa làm được, dễ rớt từ vòng gửi xe. Nhưng chúng ta sẽ làm được những điều đó”, vị chuyên gia nhận định.
Một trở ngại của nông sản Việt là giá cao, sản lượng luôn không đủ, bao bì mẫu mã thường kém hấp dẫn. Việt Nam cũng chưa có tiếng tăm trên thế giới là một nhà xuất khẩu nông sản có thương hiệu và có uy tín.
Để kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Hạnh cho rằng doanh nghiệp nông nghiệp phải đi từng bước, xuất qua những siêu thị châu Á và người Việt Nam ở các nước trước, sau đó mở công ty phân phối và xuất hàng qua. Một thời gian sau, hàng có uy tín, những siêu thị của nước ngoài thấy người bản xứ có nhu cầu, họ sẽ mua hàng. Theo bà Hạnh, đó là quá trình không được mất kiên nhẫn.
Còn với Trung Quốc, một thị trường lớn và biên giới gần, không phải lúc nào Việt Nam cũng có thể xuất những mặt hàng giá rẻ và kém chất lượng qua đường tiểu ngạch. “Bây giờ khi Trung Quốc chỉ nhập hàng chính ngạch, chúng ta muốn bán cho Thượng Hải hay Bắc Kinh, muốn từ Thượng Hải hay Bắc Kinh xuất đi những nước khác phải có sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng”, bà Hạnh nói.
(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh sự quan trọng việc nuôi dưỡng, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vượt qua suy thoái, trong talk Nguy – Cơ 19.
‘Cần quyết liệt bảo vệ thương hiệu quốc gia’ – bà Vũ Kim Hạnh
Trong talk Nguy – Cơ 19, bà Vũ Kim Hạnh nhắc đến những hộ gia đình kiên trì, lưu giữ thương hiệu nước mắm cổ truyền. Với bà, đó là những yếu thế trong một môi trường cạnh tranh chưa hoàn hảo.
“Có những tiên đoán trong vòng 5 năm nữa, những doanh nghiệp sản xuất nước mắm nhỏ lẻ sẽ tuyệt chủng. Nhưng có thể thấy, họ khá kiên quyết trong đấu tranh và đương đầu bằng nhiều cách”, Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao nói.
Đứng trước lẽ sinh tồn của các doanh nghiệp nhỏ, bà Hạnh liên tưởng đến thành ngữ “tái ông thất mã”, chỉ sự họa – phúc xoay vần, khó biết trước được. Và để chống chọi với những tác động ngoại lực, sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thương trường, doanh nghiệp nên đoàn kết với nhau. “Người yếu chỉ có liên kết thôi chứ người yếu tản mác thì càng ngày càng yếu hơn”, vị này nói.
Ngoài câu chuyện của nước mắm, bà Hạnh cũng nhắc tới việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu gạo quốc gia. Đó là khi giống gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, gạo “giả” ST25 bán tràn lan trên thị trường. “Người chủ sở hữu thương hiệu thất bại đau đớn đã đành, nhưng sự thiệt thòi của anh không lớn bằng sự thiệt thòi của thương hiệu hàng đầu Việt Nam”, bà Vũ Kim Hạnh nói.
Ảnh cắt từ talkshow Nguy – Cơ 19.(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Vị chuyên gia nhận định việc đưa giống gạo ST25 tiếp tục đi thi để ẵm về danh hiệu gạo “ngon nhì thế giới” khiến công sức làm thương hiệu giống gạo là vô nghĩa. “Thương hiệu gạo ngon nhất thế giới không còn là của ông Hồ Quang Cua, cũng không còn là một người đi mua mấy kí gạo ST25, mà là của quốc gia. Và câu chuyện xây dựng, bảo vệ thương hiệu của quốc gia cũng cần được bàn luận, mổ xẻ một cách nghiêm túc”, bà Hạnh nhận định.
Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ
“Doanh nghiệp là cột trụ của nền kinh tế. Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh”, bà Hạnh thấm thía trong quá trình đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bà dẫn chứng nhiều nước lớn đổ tiền hỗ trợ doanh nghiệp nội đứng vững trong đại dịch. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp Việt chưa nhận sự hỗ trợ tương tự. “Đến khi nào doanh nghiệp còn được coi là đối tượng cần phải tặng nhiều danh hiệu, tổ chức nhiều sự kiện lớn để biểu dương, còn hàng ngày nó sống như thế nào là chuyện riêng của nó thì chừng đó rất đáng ngại”, vị này nói.
Tại châu Á, doanh nghiệp vừa và nhỏ đối chiếm 80-90% tổng số doanh nghiệp. Với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, quốc gia và vùng lãnh thổ nào chăm lo giỏi sẽ trở thành lực lượng mạnh của nền kinh tế. Ví dụ Đài Loan, doanh nghiệp nhỏ được nhiều sự hỗ trợ, họ tự tin đi giao thương qua Việt Nam, thậm chí mua các doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam, bà Hạnh dẫn chứng.
Vị này khẳng định doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với nhau, tự đào tạo, bồi dưỡng để càng ngày càng trưởng thành lên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Bà Vũ Kim Hạnh.(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Vị chuyên gia, dẫn chứng 9 tháng năm 2020, 99.000 doanh nghiệp mới được thành lập, tăng 3,1%. Trong khi những năm trước, con số mới thành lập thường tăng 17-18% mỗi năm, tức là tuy tăng nhưng lại giảm. Số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, dừng hoạt động, trả môn bài cũng khoảng 78.000 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng để tồn tại bằng cách chuyển ngành, “gọt” vốn hoặc chia nhỏ… Họ phải ứng biến rất nhiều cách để vượt qua cơn đại dịch.
Một kinh nghiệm cho các doanh nghiệp là phải tìm đối tác liên kết. Theo bà Hạnh, các doanh nhân người Hoa làm tốt chuyện này. Là đối thủ cạnh tranh, song họ vẫn giúp vốn cho nhau, chia sẻ thị trường và không “đạp” giá lẫn nhau. “Trong khi chúng ta có câu ‘cho vàng chứ đâu có ai chỉ đàng đi buôn’. Nếu một người đến đặt một hợp đồng, mà công ty này không làm được, thay vì khư khư giữ, có thể giao đơn hàng đó cho đơn vị khác”, bà Vũ Kim Hạnh nói.
Bài toán xuất khẩu nông sản
Nhiều năm sát cánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bà Hạnh cho rằng 3 điều họ cần nhất là: trợ lực từ những người hiểu và trợ giúp; nâng cao năng lực hiểu biết và năng lực quản trị và tìm con đường tiêu thụ sản phẩm.
Nhu cầu bức bách nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là tìm thị trường, bà Hạnh nhấn mạnh. Vị này lấy ví dụ, doanh nghiệp Việt không thể trực tiếp tiếp cận người mua hàng Hà Lan mà phải thông qua đầu mối giới thiệu. Trong khi đó, Việt Nam vốn không phải tay chơi đáng giá trong làng xuất khẩu nông sản cho châu u, ngoại trừ xuất thô.
Host Nguyễn Phi Vân.(Nguồn ảnh: VnExpress.net)
“Phía Hà Lan sẽ hỏi ngay tiêu chuẩn gì, sản lượng là bao nhiêu, giá cả là bao nhiêu và gửi mẫu cho tôi đi. Tất cả những điều này mình chưa làm được, dễ rớt từ vòng gửi xe. Nhưng chúng ta sẽ làm được những điều đó”, vị chuyên gia nhận định.
Một trở ngại của nông sản Việt là giá cao, sản lượng luôn không đủ, bao bì mẫu mã thường kém hấp dẫn. Việt Nam cũng chưa có tiếng tăm trên thế giới là một nhà xuất khẩu nông sản có thương hiệu và có uy tín.
Để kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Hạnh cho rằng doanh nghiệp nông nghiệp phải đi từng bước, xuất qua những siêu thị châu Á và người Việt Nam ở các nước trước, sau đó mở công ty phân phối và xuất hàng qua. Một thời gian sau, hàng có uy tín, những siêu thị của nước ngoài thấy người bản xứ có nhu cầu, họ sẽ mua hàng. Theo bà Hạnh, đó là quá trình không được mất kiên nhẫn.
Còn với Trung Quốc, một thị trường lớn và biên giới gần, không phải lúc nào Việt Nam cũng có thể xuất những mặt hàng giá rẻ và kém chất lượng qua đường tiểu ngạch. “Bây giờ khi Trung Quốc chỉ nhập hàng chính ngạch, chúng ta muốn bán cho Thượng Hải hay Bắc Kinh, muốn từ Thượng Hải hay Bắc Kinh xuất đi những nước khác phải có sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng”, bà Hạnh nói.
(Nguồn ảnh: VnExpress.net)