#20 | Giám đốc AmCham và Tổng Giám đốc Diversatek Việt Nam – 4 mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác Mỹ – Việt trong tương lai
Đại diện AmCham Việt Nam cho rằng hiệp định thương mại, du lịch mở cửa, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực là 4 mục tiêu hai nước cần đẩy mạnh trong bối cảnh mới.
Trong chương trình talkshow Nguy Cơ phát sóng sáng 25/11, bà Mary Tarnowka – Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam, bày tỏ sự lạc quan về tương lai ở Việt Nam. Một trong những lý do chính là Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 tương đối hiệu quả. Tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn ở một số nơi ở Mỹ. “Việt Nam đang ở vị trí rất tốt để thực sự mở cửa trở lại, phục hồi và bứt phá một cách kiên cường”, đại diện AmCham Việt Nam nói.
Từ đầu đợt bùng dịch thứ tư, AmCham tích cực lên tiếng vận động chính phủ Mỹ cung cấp vaccine cho Việt Nam. Đến nay, Chính phủ Mỹ đã viện trợ 17 triệu vaccine và trở thành nhà tài trợ vaccine lớn nhất cho Việt Nam. Theo đại diện AmCham, kết quả này có được dựa trên mối quan hệ hợp tác lâu dài về y tế giữa hai nước.
Host Phi Vân và hai khách mời trong talk Nguy – Cơ phát sóng 25/11 (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Trước đây, trọng tâm chính của phái bộ Mỹ tại Việt Nam là tăng cường mối quan hệ hợp tác và đối tác trong lĩnh vực y tế với Việt Nam. Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói rằng, không có lĩnh vực nào có tầm quan trọng lớn hơn lĩnh vực y tế. Hiện nay, Mỹ có khoảng 100 nhân viên chuyên ngành y tế tại Việt Nam.
Nhận định về tương lai, bà Mary cho rằng quan hệ đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Ngoài CPTPP, đại diện AmCham cho rằng Việt Nam và Mỹ có nhiều cơ hội khác để tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư, hoặc trong các lĩnh vực kinh tế số, an ninh mạng.
Những hiệp định thương mại tự do sẽ góp phần làm thay đổi vị thế của ngành sản xuất tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực. “Khi một công ty đầu tư vào Việt Nam, họ có thể tiếp cận và bán hàng hóa từ Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp định thương mại và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đó”, Tổng giám đốc Diversatek ông Jonathan Moreno phân tích. “Với tư cách là một người Mỹ, tôi muốn thấy nước Mỹ tham gia CPTPP vì lợi ích của đất nước tôi”.
Theo bà Mary, các công ty Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất ở đây như da giày, may mặc, đồ nội thất, chất bán dẫn cho ngành công nghiệp ôtô, iPhone, sản phẩm nông nghiệp… Khi biên giới mở cửa trở lại, sẽ có nhiều người muốn đến Việt Nam, bao gồm những người từng đến và muốn quay trở lại, cũng như những người thực sự thấy Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với nhiều điều hay ho để khám phá.
Bên cạnh đó, đại diện AmCham cũng nêu lên những quan ngại về môi trường pháp lý nhằm duy trì nền kinh tế kỹ thuật số tự do và cởi mở. Giải quyết được nút thắt này được coi là chìa khóa để Việt Nam khai thác tiềm năng.
Những năm qua, số thành viên AmCham ở các lĩnh vực khác nhau đã tăng lên. Một số thành viên mới nhất cũng đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ y tế. Tương tự, các công ty mới thành lập có quan hệ đối tác với các công ty FDI như Momo, hay các công ty tài chính lâu đời hơn như MasterCards hay Citybank cũng đang tích cực hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech).
Cho rằng những lĩnh vực này sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới, AmCham cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các thành viên.
Mục tiêu của tổ chức này là trở thành hiệp hội doanh nghiệp chiến lược, có ảnh hưởng và năng động nhất tại Việt Nam, thực sự giúp thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng bền vững. “Chúng tôi muốn chào đón những công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp họ kết nối họ với các khách hàng hoặc nhà đầu tư tiềm năng, đóng góp cho nền kinh tế và sự nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”, bà Mary nói.
Trong phần tiếp theo của chương trình, host Phi Vân đặt ra câu hỏi cho khách mời về những đề xuất với Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm tới.
Trả lời cho câu hỏi này, ông Jonathan cho rằng những cuộc đối thoại đang diễn ra liên quan đến thương mại và đầu tư cần được duy trì. Đến nay, Việt Nam nằm trong top 5 cộng đồng ngoại quốc lớn nhất tại Mỹ. “Không có cách nào tốt hơn để thắt chặt các mối quan hệ hơn là tận dụng những mối quan hệ như thế”, ông Jonathan cho biết.
Trong khi đó, bà Mary nêu ra bốn mục tiêu chiến lược trước khi làn sóng Covid-19 thứ tư ập đến. Thứ nhất là đặt nền móng cho một hiệp định thương mại tự do cuối cùng. Các thành viên hội đồng quản trị của AmCham đã nhận ra điều có lợi cho Mỹ và các thành viên, là việc Mỹ tham gia vào CPTPP. “Chúng tôi cần phải làm nhiều thứ để chứng minh lợi ích cho cả hai bên”, bà Mary nói.
Tuần trước, đại diện AmCham đã có mặt tại Hà Nội và gặp bà Dawn Shackleford, Trợ lý mới của Đại diện Thương mại Mỹ. Bà Marta Prado, Phó Trợ lý của bà Shackleford, thường xuyên có mặt ở Hà Nội trước thời điểm Covid-19. Họ đến đây để thảo luận về các vấn đề liên quan đến Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư, đồng thời tìm cách tăng cường sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam, đặc biệt trong khuôn khổ quy định về nền kinh tế kỹ thuật số.
Bà Mary Tarnowka – Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Thứ hai, tạo điều kiện để đầu tiên là ngành du lịch mở cửa trở lại một cách an toàn. Đây là điều mà phía AmCham đã thảo luận với cựu Đại sứ Kritenbrink và các thành viên của Phái bộ Mỹ vào tháng 3, và đã sẵn sàng tiếp tục hoàn thành mục tiêu đó. Vì ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế, Việt Nam được kỳ vọng có thể mở cửa du lịch an toàn trở lại.
Ưu tiên thứ ba là xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng trưởng bền vững; bao gồm cả cơ sở hạ tầng giao thông – hàng không hay cảng biển và hạ tầng năng lượng. Đây là lĩnh vực các công ty Mỹ có nhiều thứ để cung cấp về mặt công nghệ và dịch vụ.
Mục tiêu thứ tư là phát triển lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu cho tương lai. Các doanh nghiệp Mỹ nhận thấy một trong những thế mạnh thực sự của Việt Nam, là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về công nghệ. “Tuy nhiên, họ cũng có một số lỗ hổng về kỹ năng. Chúng tôi muốn hợp tác để giải quyết những lỗ hổng đó. Chúng tôi muốn hợp tác với ngành công nghiệp, các tổ chức giáo dục và xem xét làm thế nào để hợp tác một cách liên tục”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Jonathan cho biết, ở một số vị trí cấp thấp hơn thì 11 năm qua, hoạt động của công ty ông tại Việt Nam tốt hơn so với công ty tại Cộng hòa Czech và một số công ty tại Mỹ. Doanh nghiệp cũng từng gặp phải một số thách thức ở cấp độ cao hơn liên quan đến kỹ thuật, quản lý, chủ yếu liên quan đến những người trẻ, thiếu kinh nghiệm. Song một số lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp đã đồng hành cùng ông trong suốt 11 năm qua.
“Chúng tôi thấy rằng những người này và cả sinh viên mới tốt nghiệp, đều có trình độ khá cao. Tôi nghĩ rằng công ty tôi có thể tìm được tất cả những gì mình cần ở Việt Nam, chứ không cần tìm kiếm nhân sự từ các nước khác”, Tổng giám đốc Diversatek cho biết. Vị này cho rằng đã có sự cải thiện về mặt kỹ thuật và quản lý chung, những lĩnh vực mà nhiều người có kinh nghiệm và cơ hội tham gia vào các tổ chức. Trình độ tiếng Anh của người lao động cũng đã được cải thiện trong 10 năm qua.
Nói về từ khóa để lạc quan hơn về tương lai của Việt Nam, ông Jonathan cho rằng, điều quan trọng cần được tiếp tục chú trọng là “sự xuất sắc”. Việc mọi người cần là tạo ra một sản phẩm xuất sắc, điều hành một công ty xuất sắc để có một tương lai tươi sáng.
Trong khi đó, bà Mary đề cập tới từ đổi mới sáng tạo và cho đây là một phần động lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. “Trong đại dịch, khi những cửa hàng nhỏ bỗng nhiên chuyển sang bán trái cây và rau củ, hoặc học cách làm thương mại điện tử. Tôi nghĩ nền kinh tế Việt Nam có sự đổi mới và linh hoạt đáng kinh ngạc. Nếu các cá nhân cũng như các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới, Việt Nam sẽ có một tương lai vô cùng rực rỡ”, đại diện AmCham cho biết.
Talkshow Nguy Cơ phát sóng ngày 25/11 cũng là chương trình cuối cùng do host Nguyễn Phi Vân dẫn dắt và điều phối. Bà cũng là nhà đầu tư, cố vấn, tác giả, diễn giả ngành bán lẻ và nhượng quyền quốc tế… Doanh nhân Nguyễn Phi Vân tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Australia, từng nhận giải Lãnh đạo bán lẻ tại Đại hội Bán lẻ châu Á (Asia Retail Congress) năm 2015. Hơn một năm đồng hành của talkshow Nguy – Cơ ở cả 2 mùa, trước mỗi chương trình host Phi Vân luôn tranh thủ mọi thời gian nghiên cứu kịch bản, tìm hiểu sâu về khách mời, lên ý tưởng mới để khai thác nhiều câu chuyện sau thành công lẫn khó khăn của nhân vật. Nhiều độc giả nhận định, host Nguyễn Phi Vân đã mang lại “linh hồn” cho chương trình.
Nguồn bài viết: VnExpress.net
Đại diện AmCham Việt Nam cho rằng hiệp định thương mại, du lịch mở cửa, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực là 4 mục tiêu hai nước cần đẩy mạnh trong bối cảnh mới.
Trong chương trình talkshow Nguy Cơ phát sóng sáng 25/11, bà Mary Tarnowka – Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam, bày tỏ sự lạc quan về tương lai ở Việt Nam. Một trong những lý do chính là Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 tương đối hiệu quả. Tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn ở một số nơi ở Mỹ. “Việt Nam đang ở vị trí rất tốt để thực sự mở cửa trở lại, phục hồi và bứt phá một cách kiên cường”, đại diện AmCham Việt Nam nói.
Từ đầu đợt bùng dịch thứ tư, AmCham tích cực lên tiếng vận động chính phủ Mỹ cung cấp vaccine cho Việt Nam. Đến nay, Chính phủ Mỹ đã viện trợ 17 triệu vaccine và trở thành nhà tài trợ vaccine lớn nhất cho Việt Nam. Theo đại diện AmCham, kết quả này có được dựa trên mối quan hệ hợp tác lâu dài về y tế giữa hai nước.
Host Phi Vân và hai khách mời trong talk Nguy – Cơ phát sóng 25/11 (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Trước đây, trọng tâm chính của phái bộ Mỹ tại Việt Nam là tăng cường mối quan hệ hợp tác và đối tác trong lĩnh vực y tế với Việt Nam. Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói rằng, không có lĩnh vực nào có tầm quan trọng lớn hơn lĩnh vực y tế. Hiện nay, Mỹ có khoảng 100 nhân viên chuyên ngành y tế tại Việt Nam.
Nhận định về tương lai, bà Mary cho rằng quan hệ đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Ngoài CPTPP, đại diện AmCham cho rằng Việt Nam và Mỹ có nhiều cơ hội khác để tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư, hoặc trong các lĩnh vực kinh tế số, an ninh mạng.
Những hiệp định thương mại tự do sẽ góp phần làm thay đổi vị thế của ngành sản xuất tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực. “Khi một công ty đầu tư vào Việt Nam, họ có thể tiếp cận và bán hàng hóa từ Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp định thương mại và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đó”, Tổng giám đốc Diversatek ông Jonathan Moreno phân tích. “Với tư cách là một người Mỹ, tôi muốn thấy nước Mỹ tham gia CPTPP vì lợi ích của đất nước tôi”.
Theo bà Mary, các công ty Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất ở đây như da giày, may mặc, đồ nội thất, chất bán dẫn cho ngành công nghiệp ôtô, iPhone, sản phẩm nông nghiệp… Khi biên giới mở cửa trở lại, sẽ có nhiều người muốn đến Việt Nam, bao gồm những người từng đến và muốn quay trở lại, cũng như những người thực sự thấy Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với nhiều điều hay ho để khám phá.
Bên cạnh đó, đại diện AmCham cũng nêu lên những quan ngại về môi trường pháp lý nhằm duy trì nền kinh tế kỹ thuật số tự do và cởi mở. Giải quyết được nút thắt này được coi là chìa khóa để Việt Nam khai thác tiềm năng.
Những năm qua, số thành viên AmCham ở các lĩnh vực khác nhau đã tăng lên. Một số thành viên mới nhất cũng đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ y tế. Tương tự, các công ty mới thành lập có quan hệ đối tác với các công ty FDI như Momo, hay các công ty tài chính lâu đời hơn như MasterCards hay Citybank cũng đang tích cực hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech).
Cho rằng những lĩnh vực này sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới, AmCham cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các thành viên.
Mục tiêu của tổ chức này là trở thành hiệp hội doanh nghiệp chiến lược, có ảnh hưởng và năng động nhất tại Việt Nam, thực sự giúp thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng bền vững. “Chúng tôi muốn chào đón những công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp họ kết nối họ với các khách hàng hoặc nhà đầu tư tiềm năng, đóng góp cho nền kinh tế và sự nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”, bà Mary nói.
Trong phần tiếp theo của chương trình, host Phi Vân đặt ra câu hỏi cho khách mời về những đề xuất với Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm tới.
Trả lời cho câu hỏi này, ông Jonathan cho rằng những cuộc đối thoại đang diễn ra liên quan đến thương mại và đầu tư cần được duy trì. Đến nay, Việt Nam nằm trong top 5 cộng đồng ngoại quốc lớn nhất tại Mỹ. “Không có cách nào tốt hơn để thắt chặt các mối quan hệ hơn là tận dụng những mối quan hệ như thế”, ông Jonathan cho biết.
Trong khi đó, bà Mary nêu ra bốn mục tiêu chiến lược trước khi làn sóng Covid-19 thứ tư ập đến. Thứ nhất là đặt nền móng cho một hiệp định thương mại tự do cuối cùng. Các thành viên hội đồng quản trị của AmCham đã nhận ra điều có lợi cho Mỹ và các thành viên, là việc Mỹ tham gia vào CPTPP. “Chúng tôi cần phải làm nhiều thứ để chứng minh lợi ích cho cả hai bên”, bà Mary nói.
Tuần trước, đại diện AmCham đã có mặt tại Hà Nội và gặp bà Dawn Shackleford, Trợ lý mới của Đại diện Thương mại Mỹ. Bà Marta Prado, Phó Trợ lý của bà Shackleford, thường xuyên có mặt ở Hà Nội trước thời điểm Covid-19. Họ đến đây để thảo luận về các vấn đề liên quan đến Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư, đồng thời tìm cách tăng cường sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam, đặc biệt trong khuôn khổ quy định về nền kinh tế kỹ thuật số.
Bà Mary Tarnowka – Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Thứ hai, tạo điều kiện để đầu tiên là ngành du lịch mở cửa trở lại một cách an toàn. Đây là điều mà phía AmCham đã thảo luận với cựu Đại sứ Kritenbrink và các thành viên của Phái bộ Mỹ vào tháng 3, và đã sẵn sàng tiếp tục hoàn thành mục tiêu đó. Vì ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế, Việt Nam được kỳ vọng có thể mở cửa du lịch an toàn trở lại.
Ưu tiên thứ ba là xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng trưởng bền vững; bao gồm cả cơ sở hạ tầng giao thông – hàng không hay cảng biển và hạ tầng năng lượng. Đây là lĩnh vực các công ty Mỹ có nhiều thứ để cung cấp về mặt công nghệ và dịch vụ.
Mục tiêu thứ tư là phát triển lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu cho tương lai. Các doanh nghiệp Mỹ nhận thấy một trong những thế mạnh thực sự của Việt Nam, là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về công nghệ. “Tuy nhiên, họ cũng có một số lỗ hổng về kỹ năng. Chúng tôi muốn hợp tác để giải quyết những lỗ hổng đó. Chúng tôi muốn hợp tác với ngành công nghiệp, các tổ chức giáo dục và xem xét làm thế nào để hợp tác một cách liên tục”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Jonathan cho biết, ở một số vị trí cấp thấp hơn thì 11 năm qua, hoạt động của công ty ông tại Việt Nam tốt hơn so với công ty tại Cộng hòa Czech và một số công ty tại Mỹ. Doanh nghiệp cũng từng gặp phải một số thách thức ở cấp độ cao hơn liên quan đến kỹ thuật, quản lý, chủ yếu liên quan đến những người trẻ, thiếu kinh nghiệm. Song một số lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp đã đồng hành cùng ông trong suốt 11 năm qua.
“Chúng tôi thấy rằng những người này và cả sinh viên mới tốt nghiệp, đều có trình độ khá cao. Tôi nghĩ rằng công ty tôi có thể tìm được tất cả những gì mình cần ở Việt Nam, chứ không cần tìm kiếm nhân sự từ các nước khác”, Tổng giám đốc Diversatek cho biết. Vị này cho rằng đã có sự cải thiện về mặt kỹ thuật và quản lý chung, những lĩnh vực mà nhiều người có kinh nghiệm và cơ hội tham gia vào các tổ chức. Trình độ tiếng Anh của người lao động cũng đã được cải thiện trong 10 năm qua.
Nói về từ khóa để lạc quan hơn về tương lai của Việt Nam, ông Jonathan cho rằng, điều quan trọng cần được tiếp tục chú trọng là “sự xuất sắc”. Việc mọi người cần là tạo ra một sản phẩm xuất sắc, điều hành một công ty xuất sắc để có một tương lai tươi sáng.
Trong khi đó, bà Mary đề cập tới từ đổi mới sáng tạo và cho đây là một phần động lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. “Trong đại dịch, khi những cửa hàng nhỏ bỗng nhiên chuyển sang bán trái cây và rau củ, hoặc học cách làm thương mại điện tử. Tôi nghĩ nền kinh tế Việt Nam có sự đổi mới và linh hoạt đáng kinh ngạc. Nếu các cá nhân cũng như các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới, Việt Nam sẽ có một tương lai vô cùng rực rỡ”, đại diện AmCham cho biết.
Talkshow Nguy Cơ phát sóng ngày 25/11 cũng là chương trình cuối cùng do host Nguyễn Phi Vân dẫn dắt và điều phối. Bà cũng là nhà đầu tư, cố vấn, tác giả, diễn giả ngành bán lẻ và nhượng quyền quốc tế… Doanh nhân Nguyễn Phi Vân tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Australia, từng nhận giải Lãnh đạo bán lẻ tại Đại hội Bán lẻ châu Á (Asia Retail Congress) năm 2015. Hơn một năm đồng hành của talkshow Nguy – Cơ ở cả 2 mùa, trước mỗi chương trình host Phi Vân luôn tranh thủ mọi thời gian nghiên cứu kịch bản, tìm hiểu sâu về khách mời, lên ý tưởng mới để khai thác nhiều câu chuyện sau thành công lẫn khó khăn của nhân vật. Nhiều độc giả nhận định, host Nguyễn Phi Vân đã mang lại “linh hồn” cho chương trình.
Nguồn bài viết: VnExpress.net