#02 | Ông Lê Viết Hải: ‘Sau dịch, ngành xây dựng sẽ rất nóng’
Làn sóng đầu tư về công nghiệp, sự khôi phục của bất động sản nghỉ dưỡng… sẽ là động lực thúc đẩy ngành xây dựng hậu Covid-19, theo Chủ tịch HĐQT Hòa Bình.
Thách thức của ngành xây dựng
Trong talk Nguy Cơ tập 32, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình cùng host Nguyễn Phi Vân đã đề cập tới nhiều câu chuyện về thị trường xây dựng, cách doanh nghiệp ứng phó với bối cảnh Covid-19.
Theo vị doanh nhân, từ cuối năm 2017 đến nay, ngành xây dựng đối diện với nhiều khó khăn. “Không nhiều dự án bất động sản mới được cấp phép do yêu cầu về pháp lý rất chặt chẽ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xây dựng. Trong khi các năm trước, ngành phát triển rất nhanh”, ông Hải nói.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông nhận định năm 2017 kết thúc thời kì doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị trường xây dựng Việt Nam. Bởi với những dự án quy mô lớn yêu cầu tính mỹ thuật cao, doanh nghiệp trong nước đã chiếm gần hết thị phần, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.
Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình.
“Lẽ ra chúng ta phải phát triển xây dựng ra nước ngoài vì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp xây dựng tư nhân trong nước rất nhanh: 20-30%, trong khi đầu tư bình quân 10%. Song những năm qua, đầu tư bất động sản không tăng mà thậm chí giảm. Có một tình trạng khủng hoảng thừa về cung và cầu trong xây dựng dân dụng nói riêng và ngành xây dựng nói chung”, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình cho biết.
Đến năm 2020, đại dịch Covid-19 như “cú bồi” cho ngành xây dựng khi hầu hết công trình bất động sản du lịch tạm ngưng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và đầu tư bất động sản du lịch cũng khó khăn. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp xây dựng không có nhiều việc làm, thậm chí hạn chế tài chính do không được thanh toán đúng hạn. “Chính Hòa Bình cũng phải rất chật vật để vượt qua khủng hoảng kép này”, ông Hải thừa nhận.
Trước nhiều thách thức, năm 2020, Hòa Bình vẫn giữ vững doanh thu, mà theo người đứng đầu công ty, là nhờ nền tảng vững chắc của văn hóa doanh nghiệp. Ông Hải cũng đề cập tới khát vọng phát triển thị trường của Hòa Bình ra nước ngoài, tiên phong phát triển công nghiệp xây dựng Việt Nam ra thế giới.
“Cơ hội xây dựng Việt Nam phát triển ra thị trường quốc tế rất lớn. Đó là thị trường quy mô gấp 800 lần thị trường trong nước: 12.000 tỷ USD. Trong khi thị trường trong nước, giá trị gia tăng mỗi năm của ngành chỉ có 16 tỷ USD. Vì quy mô quá nhỏ, Hòa Bình không thể duy trì tốc độ tăng trưởng như 30 năm đầu: cứ 5 năm tăng 5 lần, mà cần phải phát triển thị trường ra nước ngoài”, ông Hải nói.
Ông nhận định, đây là con đường tất yếu để vừa đáp ứng tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vừa đóng góp cho sự phát triển ngành xây dựng và nền kinh tế quốc gia, đưa xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Lợi thế của doanh nghiệp xây dựng Việt – CEO Lê Viết Hải
Nhận định về cơ hội của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, ông Lê Viết Hải đề cập tới ưu thế giá nhân công, nhân lực và các chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ. Trong khi, về trình độ và quản lý kỹ thuật, Việt Nam kém hơn những nước có kinh nghiệm xuất khẩu xây dựng ra nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình cũng cho rằng lợi thế giá chỉ là nhất thời. “Nếu chúng ta không lo xa, không có sự chuẩn bị để đối phó với tính kém cạnh tranh đi, khi thu nhập của người lao động Việt Nam không còn chênh lệch nhiều so với các nước khác, chúng ta lấy cái gì để cạnh tranh?”, ông nói.
Trả lời câu hỏi này, vị doanh nhân đề cập tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của xây dựng bằng cách khai thác những thành tựu của nhiều ngành nghề liên quan. Theo ông, một môi trường tốt sẽ tạo sự cộng hưởng, giao thoa để tạo nên những phát minh, công nghệ mới, giúp Việt Nam cạnh tranh với thế giới, không chỉ bằng chi phí nhân công thấp mà bằng trình độ khoa học kỹ thuật.
Vị doanh nhân sinh năm 1958 cũng có những đánh giá về chuyển biến của thị trường, những cơ hội của ngành xây dựng khi đại dịch được kiểm soát. Ở nhiều nước, chỉ trong 5-6 tháng, 70-80% dân số đã tiêm phòng vaccine và tiến hành mở cửa. Khi chế độ giãn cách xã hội được gỡ bỏ, kinh tế phục hồi nhanh chóng, trong đó, ngành du lịch phát triển ngay lập tức. Các quốc gia cũng đẩy mạnh đầu tư công để khôi phục kinh tế. Việt Nam cũng có làn sóng đầu tư về công nghiệp và đẩy mạnh đầu tư công của nhà nước để khôi phục kinh tế sau đại dịch… Bởi vậy, sau đại dịch, ngành xây dựng sẽ rất “nóng”, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.
Host Nguyễn Phi Vân.
Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ xây dựng ở nhiều nước, đặc biệt là những nước phát triển không được bổ sung nhiều do thế hệ trẻ không ưa chuộng ngành này, mà thường chọn những ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh… “Chúng ta có cơ hội lớn để khai thác, thay thế nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở thị trường quốc tế sau đại dịch”, ông Hải khẳng định.
Chứng minh cho quan điểm này, theo ông, tình trạng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa Trung Quốc kém hấp dẫn đang mở cơ hội cho Việt Nam thâm nhập những thị trường trước đây xây dựng Trung Quốc chiếm lĩnh. Ngoài ra, doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản ở trình độ cao, nhưng chi phí cũng cao, khó cạnh tranh với xây dựng Việt Nam, trong khi sản phẩm cuối không có chênh lệch về chất lượng so với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng.
Như Xây dựng Hòa Bình đã tiếp thu những công nghệ kỹ thuật, phương pháp tiêu chuẩn của quốc tế trong xây dựng. Nhiều công trình có chất lượng thậm chí cao hơn những nhà thầu nước ngoài trước đây làm.
Để tiến ra thị trường quốc tế, vị doanh nhân cho rằng phải xây dựng một hệ sinh thái bao gồm tổng thầu, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nhà cung cấp dịch vụ và thiết kế quản lí dự án. Các nhà đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư về tài chính, nhà đầu tư bất động sản, công ty cung cấp dịch vụ liên quan khác như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tư vấn khác như về luật pháp, pháp lí… cũng có thể tham gia.
“Chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái đủ các ngành nghề vừa trực tiếp vừa gián tiếp phục vụ công nghiệp xây dựng. Cần có sự hợp lực, hợp tác chặt chẽ giữa các bên và sự hỗ trợ của nhà nước”, ông Hải nói.
Đổi mới sáng tạo trong xây dựng
Theo ông Lê Viết Hải, Hòa Bình có được ngày hôm nay nhờ tinh thần đổi mới, sáng tạo. Dẫu vậy, khi đầu tư dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo Hòa Bình, ban lãnh đạo đã lúng túng khi triển khai. “Trong quá trình đó, chúng tôi may mắn gặp được hai chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, là chị Trương Lý Hoàng Phi và anh Lê Trí Thông”, ông Hải nói. “Chúng tôi nhận ra không thể triển khai dự án một cách đơn độc, mà cần kế thừa những thành tựu đổi mới sáng tạo của những viện nghiên cứu, những trung tâm nghiên cứu, những trung tâm đổi mới sáng tạo khác”.
Cũng theo hướng này, vị doanh nhân cho rằng để nâng cao trình độ cần có sự tập trung trí tuệ của người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng như tăng cường hợp tác quốc tế. Ông đặt ra bài toán xây dựng hệ sinh thái, trong đó ngành xây dựng là trung tâm và những ngành khác, có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực của trung tâm để làm công tác R&D, đổi mới sáng tạo.
Đề cập đến bài toán nắm bắt cơ hội bứt phá hậu Covid-19, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình khẳng định, doanh nghiệp mình phải giải quyết tốt vấn đề tài chính. Trong đó, đẩy mạnh thoái vốn các dự án bất động sản, đáp ứng nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đồng thời, có những giải pháp khác về tài chính để có đủ nguồn tiền cho sự phát triển của tập đoàn. “Thứ hai, củng cố tinh thần của cán bộ nhân viên sau đại dịch, sẵn sàng cùng ban lãnh đạo thực hiện mục tiêu chiến dịch đó bao gồm cả công tác sắp xếp lại tổ chức, cơ cấu lại. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lí theo định hướng chuyển đổi số”.
Làn sóng đầu tư về công nghiệp, sự khôi phục của bất động sản nghỉ dưỡng… sẽ là động lực thúc đẩy ngành xây dựng hậu Covid-19, theo Chủ tịch HĐQT Hòa Bình.
Thách thức của ngành xây dựng
Trong talk Nguy Cơ tập 32, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình cùng host Nguyễn Phi Vân đã đề cập tới nhiều câu chuyện về thị trường xây dựng, cách doanh nghiệp ứng phó với bối cảnh Covid-19.
Theo vị doanh nhân, từ cuối năm 2017 đến nay, ngành xây dựng đối diện với nhiều khó khăn. “Không nhiều dự án bất động sản mới được cấp phép do yêu cầu về pháp lý rất chặt chẽ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xây dựng. Trong khi các năm trước, ngành phát triển rất nhanh”, ông Hải nói.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông nhận định năm 2017 kết thúc thời kì doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị trường xây dựng Việt Nam. Bởi với những dự án quy mô lớn yêu cầu tính mỹ thuật cao, doanh nghiệp trong nước đã chiếm gần hết thị phần, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.
Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình.
“Lẽ ra chúng ta phải phát triển xây dựng ra nước ngoài vì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp xây dựng tư nhân trong nước rất nhanh: 20-30%, trong khi đầu tư bình quân 10%. Song những năm qua, đầu tư bất động sản không tăng mà thậm chí giảm. Có một tình trạng khủng hoảng thừa về cung và cầu trong xây dựng dân dụng nói riêng và ngành xây dựng nói chung”, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình cho biết.
Đến năm 2020, đại dịch Covid-19 như “cú bồi” cho ngành xây dựng khi hầu hết công trình bất động sản du lịch tạm ngưng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và đầu tư bất động sản du lịch cũng khó khăn. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp xây dựng không có nhiều việc làm, thậm chí hạn chế tài chính do không được thanh toán đúng hạn. “Chính Hòa Bình cũng phải rất chật vật để vượt qua khủng hoảng kép này”, ông Hải thừa nhận.
Trước nhiều thách thức, năm 2020, Hòa Bình vẫn giữ vững doanh thu, mà theo người đứng đầu công ty, là nhờ nền tảng vững chắc của văn hóa doanh nghiệp. Ông Hải cũng đề cập tới khát vọng phát triển thị trường của Hòa Bình ra nước ngoài, tiên phong phát triển công nghiệp xây dựng Việt Nam ra thế giới.
“Cơ hội xây dựng Việt Nam phát triển ra thị trường quốc tế rất lớn. Đó là thị trường quy mô gấp 800 lần thị trường trong nước: 12.000 tỷ USD. Trong khi thị trường trong nước, giá trị gia tăng mỗi năm của ngành chỉ có 16 tỷ USD. Vì quy mô quá nhỏ, Hòa Bình không thể duy trì tốc độ tăng trưởng như 30 năm đầu: cứ 5 năm tăng 5 lần, mà cần phải phát triển thị trường ra nước ngoài”, ông Hải nói.
Ông nhận định, đây là con đường tất yếu để vừa đáp ứng tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vừa đóng góp cho sự phát triển ngành xây dựng và nền kinh tế quốc gia, đưa xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Lợi thế của doanh nghiệp xây dựng Việt – CEO Lê Viết Hải
Nhận định về cơ hội của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, ông Lê Viết Hải đề cập tới ưu thế giá nhân công, nhân lực và các chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ. Trong khi, về trình độ và quản lý kỹ thuật, Việt Nam kém hơn những nước có kinh nghiệm xuất khẩu xây dựng ra nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình cũng cho rằng lợi thế giá chỉ là nhất thời. “Nếu chúng ta không lo xa, không có sự chuẩn bị để đối phó với tính kém cạnh tranh đi, khi thu nhập của người lao động Việt Nam không còn chênh lệch nhiều so với các nước khác, chúng ta lấy cái gì để cạnh tranh?”, ông nói.
Trả lời câu hỏi này, vị doanh nhân đề cập tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của xây dựng bằng cách khai thác những thành tựu của nhiều ngành nghề liên quan. Theo ông, một môi trường tốt sẽ tạo sự cộng hưởng, giao thoa để tạo nên những phát minh, công nghệ mới, giúp Việt Nam cạnh tranh với thế giới, không chỉ bằng chi phí nhân công thấp mà bằng trình độ khoa học kỹ thuật.
Vị doanh nhân sinh năm 1958 cũng có những đánh giá về chuyển biến của thị trường, những cơ hội của ngành xây dựng khi đại dịch được kiểm soát. Ở nhiều nước, chỉ trong 5-6 tháng, 70-80% dân số đã tiêm phòng vaccine và tiến hành mở cửa. Khi chế độ giãn cách xã hội được gỡ bỏ, kinh tế phục hồi nhanh chóng, trong đó, ngành du lịch phát triển ngay lập tức. Các quốc gia cũng đẩy mạnh đầu tư công để khôi phục kinh tế. Việt Nam cũng có làn sóng đầu tư về công nghiệp và đẩy mạnh đầu tư công của nhà nước để khôi phục kinh tế sau đại dịch… Bởi vậy, sau đại dịch, ngành xây dựng sẽ rất “nóng”, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.
Host Nguyễn Phi Vân.
Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ xây dựng ở nhiều nước, đặc biệt là những nước phát triển không được bổ sung nhiều do thế hệ trẻ không ưa chuộng ngành này, mà thường chọn những ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh… “Chúng ta có cơ hội lớn để khai thác, thay thế nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở thị trường quốc tế sau đại dịch”, ông Hải khẳng định.
Chứng minh cho quan điểm này, theo ông, tình trạng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa Trung Quốc kém hấp dẫn đang mở cơ hội cho Việt Nam thâm nhập những thị trường trước đây xây dựng Trung Quốc chiếm lĩnh. Ngoài ra, doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản ở trình độ cao, nhưng chi phí cũng cao, khó cạnh tranh với xây dựng Việt Nam, trong khi sản phẩm cuối không có chênh lệch về chất lượng so với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng.
Như Xây dựng Hòa Bình đã tiếp thu những công nghệ kỹ thuật, phương pháp tiêu chuẩn của quốc tế trong xây dựng. Nhiều công trình có chất lượng thậm chí cao hơn những nhà thầu nước ngoài trước đây làm.
Để tiến ra thị trường quốc tế, vị doanh nhân cho rằng phải xây dựng một hệ sinh thái bao gồm tổng thầu, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nhà cung cấp dịch vụ và thiết kế quản lí dự án. Các nhà đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư về tài chính, nhà đầu tư bất động sản, công ty cung cấp dịch vụ liên quan khác như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tư vấn khác như về luật pháp, pháp lí… cũng có thể tham gia.
“Chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái đủ các ngành nghề vừa trực tiếp vừa gián tiếp phục vụ công nghiệp xây dựng. Cần có sự hợp lực, hợp tác chặt chẽ giữa các bên và sự hỗ trợ của nhà nước”, ông Hải nói.
Đổi mới sáng tạo trong xây dựng
Theo ông Lê Viết Hải, Hòa Bình có được ngày hôm nay nhờ tinh thần đổi mới, sáng tạo. Dẫu vậy, khi đầu tư dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo Hòa Bình, ban lãnh đạo đã lúng túng khi triển khai. “Trong quá trình đó, chúng tôi may mắn gặp được hai chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, là chị Trương Lý Hoàng Phi và anh Lê Trí Thông”, ông Hải nói. “Chúng tôi nhận ra không thể triển khai dự án một cách đơn độc, mà cần kế thừa những thành tựu đổi mới sáng tạo của những viện nghiên cứu, những trung tâm nghiên cứu, những trung tâm đổi mới sáng tạo khác”.
Cũng theo hướng này, vị doanh nhân cho rằng để nâng cao trình độ cần có sự tập trung trí tuệ của người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng như tăng cường hợp tác quốc tế. Ông đặt ra bài toán xây dựng hệ sinh thái, trong đó ngành xây dựng là trung tâm và những ngành khác, có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực của trung tâm để làm công tác R&D, đổi mới sáng tạo.
Đề cập đến bài toán nắm bắt cơ hội bứt phá hậu Covid-19, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình khẳng định, doanh nghiệp mình phải giải quyết tốt vấn đề tài chính. Trong đó, đẩy mạnh thoái vốn các dự án bất động sản, đáp ứng nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đồng thời, có những giải pháp khác về tài chính để có đủ nguồn tiền cho sự phát triển của tập đoàn. “Thứ hai, củng cố tinh thần của cán bộ nhân viên sau đại dịch, sẵn sàng cùng ban lãnh đạo thực hiện mục tiêu chiến dịch đó bao gồm cả công tác sắp xếp lại tổ chức, cơ cấu lại. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lí theo định hướng chuyển đổi số”.