#17 | Chủ tịch Saigon Books lạc quan về tương lai thị trường sách
Tỷ lệ đọc sách của người Việt còn ở mức thấp, song ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nhận định doanh thu trong ngành sẽ tăng nhất là dòng sách điện tử, trong talk Nguy – Cơ 17.
Bài học khởi nghiệp ở tuổi 50
Khách mời của talk show Nguy – Cơ 17 là doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn (Saigon Books). Từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, song khao khát có thêm những trải nghiệm mới khiến ông Nguyễn Tuấn Quỳnh quyết định khởi nghiệp ở tuổi 50. Một hành trình mới mở ra khi ông lèo lái con thuyền Saigon Books.
“Trước nay khi điều hành công ty lớn, tôi được đánh giá là người thông minh, nhanh nhạy”, ông Quỳnh nói. “Nhưng khi khởi nghiệp tôi mới thấy bản thân có nhiều quyết định sai. Tôi bớt ảo tưởng về bản thân”.
Theo vị doanh nhân, ở doanh nghiệp lớn, lãnh đạo sẽ có đội ngũ nhân viên giỏi, đề xuất được các phương án A hoặc phương án B. Người lãnh đạo hiểu biết một chút có thể đưa ra quyết định là phương án C, hiệu quả hơn. Nhưng khi startup, không có đội ngũ tham mưu như vậy, mọi thứ nhà sáng lập đều phải tự làm. Phương án D có thể tệ hơn phương án A và B của nhân viên trước đây.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch Saigon Books trong talk Nguy – Cơ 17. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
“Tôi nhận ra mình không xuất sắc, không thông minh và biết mọi thứ. Tôi chỉ giỏi được một, hai lĩnh vực và cần có những cộng sự bổ sung”, ông Quỳnh nói.
Nhờ khởi nghiệp, doanh nhân 7x cũng hiểu hơn về tính cách bản thân. Thời gian đầu startup, ông vẫn giữ tâm thế của tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn, quen việc có ngân sách dồi dào để chăm sóc cho nhân viên.
Tuy nhiên, việc chi tiêu như vậy tạo cho nhân viên hai dạng tâm lý. Thứ nhất, nhân viên nghĩ sếp nhiều tiền, cứ xài thoải mái. Thứ hai là, sếp không biết quản lý tiền, trước sau gì công ty này cũng sập. “Cả hai cách suy nghĩ đều dẫn việc nhân viên sẽ không gắn bó lâu dài với công ty. Tạo ra tâm lý như vậy trong nhân viên đó là lỗi của mình, do cách mình làm việc”, ông Quỳnh trăn trở. May mắn của ông Quỳnh là có nhiều cộng sự làm tốt trong việc quản lý dòng tiền, tài chính, giúp ông vượt qua quãng thời gian đó.
Một “góc khuất” mà ông nhận ra ở bản thân là tính độc tài. Dù từng nghĩ mình là người dân chủ, cởi mở, sẵn sàng lắng nghe. Nhưng thực tế, những tháng đầu tiên gần như ông quyết định mọi chuyện và không lắng nghe nhiều.
Trong hoàn cảnh đó, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nhận ra mình bắt buộc phải thay đổi cơ chế, thay vì một mình quyết định thì chuyển qua cơ chế hội đồng – nhiều người được quyền có ý kiến. Bản thân người đứng đầu chỉ là 1 biểu quyết trong 5 biểu quyết hoặc 7 biểu quyết.
Vận dụng bài học này trong quá trình đầu tư startup, ông nhấn mạnh trong 4 phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nhà sáng lập phải giỏi phép toán chia. “Chia ở đây là chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Bạn không thể làm hết mọi thứ. Bạn chỉ làm được những thứ giỏi nhất và cần những cộng sự. Để nhân sự gắn bó với bạn, bạn phải biết cách chia sẻ mặt quyền lợi”, Chủ tịch Saigon Books nhận định.
Ông cũng khẳng định tất cả nhân viên và các cộng sự làm việc trong startup thì họ làm vì người sáng lập chứ không phải vì thương hiệu công ty. Startup thương hiệu bằng 0, nên cách nhà lãnh đạo cư xử với nhân viên phải tốt, phải trân trọng giá trị lao động của họ.
Cú hích chuyển đổi số từ đại dịch
Theo ông Quỳnh, do Covid-19, kết quả kinh doanh Saigon Books có tác động theo chiều hướng xấu.
Cuối 2019, khi xây dựng kế hoạch 2020 cho Saigon Books, vị lãnh đạo xây dựng kế hoạch lạc quan do nền tảng phát triển năm 2019 của Saigon Books tốt. Nhưng Covid-19 xảy đến, đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch. Mặt tích cực là bắt buộc ông phải nhìn lại tất cả công ty mình đang kinh doanh.
“Tôi hiểu rằng tư duy và định hướng phát triển doanh nghiệp phải khác, trong bối cảnh có rất nhiều thứ thay đổi, không thể lường trước. Nó là một cú hích quan trọng giúp Quỳnh bắt buộc phải tìm hiểu sâu về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là Saigon Books”, vị doanh nhân cho hay.
Theo ông, khách hàng có xu hướng thích việc cá nhân hóa. Họ muốn là những người đặc biệt và doanh nghiệp phải phục vụ đúng những nhu cầu rất riêng đó.
Những điều này, theo ông Quỳnh, chỉ giải quyết được khi có nền tảng chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thông tin để biết, hiểu về khách hàng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới có thể cung cấp những dịch vụ, sản phẩm phù hợp.
Với cách nhìn nhận đó, Saigon Books xoay chuyển mô hình kinh doanh mới. Theo ông Quỳnh, Saigon Books có ba mảng có sử dụng công nghệ.
Thứ nhất là quản trị điều hành công ty. Từ khâu đàm phán mua bán bản quyền tới chọn bản quyền, chọn người dịch, biên tập, xin giấy phép, in ấn và phát hành, thu tiền. Tất cả quy trình đó được số hóa và ở bất cứ đâu, có tài khoản là theo dõi được quy trình vận hành, biết rõ cuốn sách ở giai đoạn nào. Dữ liệu được chuyển sang tệp số nên việc truy cập thuận tiện. Nhân viên được tạo điều kiện làm việc từ xa, hạn chế họp hành và sử dụng giấy trong công ty.
Thứ hai, ứng dụng AI trong dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. “Chúng tôi đào tạo robot thông minh hiểu một số thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt tương đối chuẩn, hy vọng trong tương lai bot ngày càng thông minh, dịch thuật tốt hơn”, ông Quỳnh nói.
Thứ ba, xây dựng nền tảng bán sách giấy, sách điện tử, sách audio, bán khóa học trực tuyến. Trên nền tảng đó, khách hàng cũng có thể đăng ký, mua gói (trong đó tặng sách giấy, miễn phí sách điện tử, sách audio). Không còn giới hạn địa lý, khách hàng người Việt ở nước ngoài vẫn mua được sách điện tử, nghe sách audio, xem khóa học trực tuyến.
Đánh giá gì về văn hóa đọc sách tại Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cho biết tỷ lệ đọc sách còn thấp. Vị này dẫn chứng, năm 2019 doanh số thị trường sách khoảng 2.600 tỷ đồng. “Con số này chia cho 100 triệu dân, tương đương mỗi người một năm chỉ tốn tầm 26.000 đồng. 26.000 đồng thì chưa mua được một cuốn sách.Tức là họ đọc không bao nhiêu”, ông Quỳnh tính toán.
Chủ tịch Saigon Books nhận ra, một trong những yếu tố khiến tỷ lệ đọc sách ở Việt Nam chưa cao không do giá thành sách cao. “Nguyên nhân là chúng ta có những doanh nhân thành công, chính trị gia, người nổi tiếng được nhiều quan tâm. Nhưng câu chuyện thành công của họ hay những gì họ thể hiện không gắn với cuốn sách”, ông Quỳnh nói.
Ngược lại, những tỷ phú, chính trị gia nước ngoài, tổng thống Mỹ… thường chia sẻ những cuốn sách của họ đọc hay chính họ là những tác giả viết sách. Theo ông Quỳnh, nếu hình mẫu của thế hệ trẻ không gắn với sách sẽ không thu hút họ.
Ảnh cắt từ talkshow Nguy Cơ 17. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Một nguyên nhân khác, theo vị này là việc định hướng đọc sách cho học sinh trong nhà trường. Nhiều nước phát triển quan tâm và khuyến khích bạn trẻ đọc sách từ rất nhỏ. Họ đã tạo thành thói quen tự nhiên. Tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã ý thức được cần đọc sách, vì đó là một trong những công cụ, “người thầy” hiệu quả, rẻ tiền nhất và dễ tiếp cận nhất. Càng ngày, việc đọc sách ngày càng nhiều hơn. Thứ hai, Chính phủ đã rất nỗ lực khuyến khích đọc trong nhà trường.
“Tôi tin trong một tương lai gần, càng ngày thói quen đọc sách sẽ trở thành thói quen của nhiều người. Quá trình này cần thời gian. Đối với người kinh doanh sách, tôi tin thị trường sách trong thời gian sắp tới sẽ tăng trưởng tốt”, Chủ tịch Saigon Books nhận định.
Trong Covid-19, sách giấy bán ít đi, sách trực tuyến bán tốt hơn và sách audio tăng trưởng đột biến và kinh doanh sách điện tử cũng vậy. “Điều đó đồng nghĩa với việc, dịch bệnh bên cạnh tác hại cũng giúp người ta có thời gian nhiều để chăm sóc bản thân mình, nâng cao tri thức”, ông Quỳnh nói.
Nguồn: VnExpress.net
Tỷ lệ đọc sách của người Việt còn ở mức thấp, song ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nhận định doanh thu trong ngành sẽ tăng nhất là dòng sách điện tử, trong talk Nguy – Cơ 17.
Bài học khởi nghiệp ở tuổi 50
Khách mời của talk show Nguy – Cơ 17 là doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn (Saigon Books). Từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, song khao khát có thêm những trải nghiệm mới khiến ông Nguyễn Tuấn Quỳnh quyết định khởi nghiệp ở tuổi 50. Một hành trình mới mở ra khi ông lèo lái con thuyền Saigon Books.
“Trước nay khi điều hành công ty lớn, tôi được đánh giá là người thông minh, nhanh nhạy”, ông Quỳnh nói. “Nhưng khi khởi nghiệp tôi mới thấy bản thân có nhiều quyết định sai. Tôi bớt ảo tưởng về bản thân”.
Theo vị doanh nhân, ở doanh nghiệp lớn, lãnh đạo sẽ có đội ngũ nhân viên giỏi, đề xuất được các phương án A hoặc phương án B. Người lãnh đạo hiểu biết một chút có thể đưa ra quyết định là phương án C, hiệu quả hơn. Nhưng khi startup, không có đội ngũ tham mưu như vậy, mọi thứ nhà sáng lập đều phải tự làm. Phương án D có thể tệ hơn phương án A và B của nhân viên trước đây.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch Saigon Books trong talk Nguy – Cơ 17. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
“Tôi nhận ra mình không xuất sắc, không thông minh và biết mọi thứ. Tôi chỉ giỏi được một, hai lĩnh vực và cần có những cộng sự bổ sung”, ông Quỳnh nói.
Nhờ khởi nghiệp, doanh nhân 7x cũng hiểu hơn về tính cách bản thân. Thời gian đầu startup, ông vẫn giữ tâm thế của tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn, quen việc có ngân sách dồi dào để chăm sóc cho nhân viên.
Tuy nhiên, việc chi tiêu như vậy tạo cho nhân viên hai dạng tâm lý. Thứ nhất, nhân viên nghĩ sếp nhiều tiền, cứ xài thoải mái. Thứ hai là, sếp không biết quản lý tiền, trước sau gì công ty này cũng sập. “Cả hai cách suy nghĩ đều dẫn việc nhân viên sẽ không gắn bó lâu dài với công ty. Tạo ra tâm lý như vậy trong nhân viên đó là lỗi của mình, do cách mình làm việc”, ông Quỳnh trăn trở. May mắn của ông Quỳnh là có nhiều cộng sự làm tốt trong việc quản lý dòng tiền, tài chính, giúp ông vượt qua quãng thời gian đó.
Một “góc khuất” mà ông nhận ra ở bản thân là tính độc tài. Dù từng nghĩ mình là người dân chủ, cởi mở, sẵn sàng lắng nghe. Nhưng thực tế, những tháng đầu tiên gần như ông quyết định mọi chuyện và không lắng nghe nhiều.
Trong hoàn cảnh đó, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nhận ra mình bắt buộc phải thay đổi cơ chế, thay vì một mình quyết định thì chuyển qua cơ chế hội đồng – nhiều người được quyền có ý kiến. Bản thân người đứng đầu chỉ là 1 biểu quyết trong 5 biểu quyết hoặc 7 biểu quyết.
Vận dụng bài học này trong quá trình đầu tư startup, ông nhấn mạnh trong 4 phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nhà sáng lập phải giỏi phép toán chia. “Chia ở đây là chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Bạn không thể làm hết mọi thứ. Bạn chỉ làm được những thứ giỏi nhất và cần những cộng sự. Để nhân sự gắn bó với bạn, bạn phải biết cách chia sẻ mặt quyền lợi”, Chủ tịch Saigon Books nhận định.
Ông cũng khẳng định tất cả nhân viên và các cộng sự làm việc trong startup thì họ làm vì người sáng lập chứ không phải vì thương hiệu công ty. Startup thương hiệu bằng 0, nên cách nhà lãnh đạo cư xử với nhân viên phải tốt, phải trân trọng giá trị lao động của họ.
Cú hích chuyển đổi số từ đại dịch
Theo ông Quỳnh, do Covid-19, kết quả kinh doanh Saigon Books có tác động theo chiều hướng xấu.
Cuối 2019, khi xây dựng kế hoạch 2020 cho Saigon Books, vị lãnh đạo xây dựng kế hoạch lạc quan do nền tảng phát triển năm 2019 của Saigon Books tốt. Nhưng Covid-19 xảy đến, đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch. Mặt tích cực là bắt buộc ông phải nhìn lại tất cả công ty mình đang kinh doanh.
“Tôi hiểu rằng tư duy và định hướng phát triển doanh nghiệp phải khác, trong bối cảnh có rất nhiều thứ thay đổi, không thể lường trước. Nó là một cú hích quan trọng giúp Quỳnh bắt buộc phải tìm hiểu sâu về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là Saigon Books”, vị doanh nhân cho hay.
Theo ông, khách hàng có xu hướng thích việc cá nhân hóa. Họ muốn là những người đặc biệt và doanh nghiệp phải phục vụ đúng những nhu cầu rất riêng đó.
Những điều này, theo ông Quỳnh, chỉ giải quyết được khi có nền tảng chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thông tin để biết, hiểu về khách hàng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới có thể cung cấp những dịch vụ, sản phẩm phù hợp.
Với cách nhìn nhận đó, Saigon Books xoay chuyển mô hình kinh doanh mới. Theo ông Quỳnh, Saigon Books có ba mảng có sử dụng công nghệ.
Thứ nhất là quản trị điều hành công ty. Từ khâu đàm phán mua bán bản quyền tới chọn bản quyền, chọn người dịch, biên tập, xin giấy phép, in ấn và phát hành, thu tiền. Tất cả quy trình đó được số hóa và ở bất cứ đâu, có tài khoản là theo dõi được quy trình vận hành, biết rõ cuốn sách ở giai đoạn nào. Dữ liệu được chuyển sang tệp số nên việc truy cập thuận tiện. Nhân viên được tạo điều kiện làm việc từ xa, hạn chế họp hành và sử dụng giấy trong công ty.
Thứ hai, ứng dụng AI trong dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. “Chúng tôi đào tạo robot thông minh hiểu một số thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt tương đối chuẩn, hy vọng trong tương lai bot ngày càng thông minh, dịch thuật tốt hơn”, ông Quỳnh nói.
Thứ ba, xây dựng nền tảng bán sách giấy, sách điện tử, sách audio, bán khóa học trực tuyến. Trên nền tảng đó, khách hàng cũng có thể đăng ký, mua gói (trong đó tặng sách giấy, miễn phí sách điện tử, sách audio). Không còn giới hạn địa lý, khách hàng người Việt ở nước ngoài vẫn mua được sách điện tử, nghe sách audio, xem khóa học trực tuyến.
Đánh giá gì về văn hóa đọc sách tại Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cho biết tỷ lệ đọc sách còn thấp. Vị này dẫn chứng, năm 2019 doanh số thị trường sách khoảng 2.600 tỷ đồng. “Con số này chia cho 100 triệu dân, tương đương mỗi người một năm chỉ tốn tầm 26.000 đồng. 26.000 đồng thì chưa mua được một cuốn sách.Tức là họ đọc không bao nhiêu”, ông Quỳnh tính toán.
Chủ tịch Saigon Books nhận ra, một trong những yếu tố khiến tỷ lệ đọc sách ở Việt Nam chưa cao không do giá thành sách cao. “Nguyên nhân là chúng ta có những doanh nhân thành công, chính trị gia, người nổi tiếng được nhiều quan tâm. Nhưng câu chuyện thành công của họ hay những gì họ thể hiện không gắn với cuốn sách”, ông Quỳnh nói.
Ngược lại, những tỷ phú, chính trị gia nước ngoài, tổng thống Mỹ… thường chia sẻ những cuốn sách của họ đọc hay chính họ là những tác giả viết sách. Theo ông Quỳnh, nếu hình mẫu của thế hệ trẻ không gắn với sách sẽ không thu hút họ.
Ảnh cắt từ talkshow Nguy Cơ 17. (Nguồn ảnh: VnExpress.net)
Một nguyên nhân khác, theo vị này là việc định hướng đọc sách cho học sinh trong nhà trường. Nhiều nước phát triển quan tâm và khuyến khích bạn trẻ đọc sách từ rất nhỏ. Họ đã tạo thành thói quen tự nhiên. Tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã ý thức được cần đọc sách, vì đó là một trong những công cụ, “người thầy” hiệu quả, rẻ tiền nhất và dễ tiếp cận nhất. Càng ngày, việc đọc sách ngày càng nhiều hơn. Thứ hai, Chính phủ đã rất nỗ lực khuyến khích đọc trong nhà trường.
“Tôi tin trong một tương lai gần, càng ngày thói quen đọc sách sẽ trở thành thói quen của nhiều người. Quá trình này cần thời gian. Đối với người kinh doanh sách, tôi tin thị trường sách trong thời gian sắp tới sẽ tăng trưởng tốt”, Chủ tịch Saigon Books nhận định.
Trong Covid-19, sách giấy bán ít đi, sách trực tuyến bán tốt hơn và sách audio tăng trưởng đột biến và kinh doanh sách điện tử cũng vậy. “Điều đó đồng nghĩa với việc, dịch bệnh bên cạnh tác hại cũng giúp người ta có thời gian nhiều để chăm sóc bản thân mình, nâng cao tri thức”, ông Quỳnh nói.
Nguồn: VnExpress.net