#06 | Ngô Hoàng Gia Khánh: Chữ “tín và chính trực” có xây giấc mơ kì lân cho Việt Nam

glow

#06 | Ngô Hoàng Gia Khánh: Chữ “tín và chính trực” có xây giấc mơ kì lân cho Việt Nam

Được cho là lĩnh vực hưởng lợi nhất do Covid-19, doanh nghiệp thương mại điện tử Việt vẫn gặp khó do thị trường bán lẻ thu hẹp cùng sức ép cạnh tranh lớn.

Trong talkshow Nguy-Cơ 6 phát sóng 15/10 trên VnExpress, Ngô Hoàng Gia Khánh – Phó tổng giám đốc khối doanh nghiệp Tiki chia sẻ nhiều cơ hội và khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành.

Ngô Hoàng Gia Khánh Ảnh cắt từ talkshow Nguy – Cơ số 6 (Nguồn: VnExpress)

Thách thức của thương mại điện tử

Trước quan điểm cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất trong Covid-19, Phó tổng giám đốc khối doanh nghiệp của Tiki cho rằng, những doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với những nguy cơ lớn.

Vị này dẫn chứng khi nhìn vào số liệu 8 tháng đầu năm về tốc độ bán lẻ ở Việt Nam. “Trong lịch sử chưa năm nào tốc độ bán lẻ chậm như vậy, có tháng âm đến 15 – 20%. Hai tháng vừa rồi, thị trường bán lẻ mới tăng trưởng nhẹ trở lại”.

Bên cạnh đó, Ngô Hoàng Gia Khánh nhận định trong Covid-19, tính phòng vệ của người tiêu dùng cao hơn. Họ hạn chế chi những khoản tiền lớn, họ chọn những giải pháp rẻ và cũng sẵn sàng đánh đổi một số chỉ tiêu chất lượng để có giá thành tốt hơn. “Thị trường bán lẻ đang thu hẹp lại. Dù các doanh nghiệp thương mại điện tử chiếm nhiều thị phần, bức tranh vĩ mô chưa xán lạn”, vị đại diện doanh nghiệp cho biết.

Đi sâu vào câu chuyện doanh nghiệp mình, đại diện Tiki cho biết so với 9 năm trước đây, mỗi năm Tiki tăng trưởng 3 con số, đạt khoảng 100-150% mỗi năm. “Tuy nhiên năm nay Tiki không còn tăng trưởng 3 con số. Tuỳ tháng, có tháng 10%, có tháng 30%, có tháng 50%, không còn những con số tăng trưởng kinh hoàng như trước đây nữa”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Thế mạnh của Tiki là những mặt hàng giá trị cao. Tuy nhiên, sau dịch, đây không phải là ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng.

Cách Tiki “vượt bão”

Trước những thay đổi do dịch, đại diện công ty cho biết đã có những biện pháp mở rộng tập khách hàng, đáp ứng nhu cầu mới. Trong đó, Tiki hướng vào nhu cầu quan trọng nhất của khách hàng là tiết kiệm chi phí.

“Trước đây, Tiki có dịch vụ ‘Giao hàng 2 giờ’, sau đợt dịch, khách hàng không cần nhất thiết phải nhận nhanh như vậy. Từ đó, Tiki ra chiến dịch giao hàng trong ngày hôm sau với chi phí hấp, cũng là cách giúp khách hàng tiết kiệm”, đại diện doanh nghiệp cho hay.

Bên cạnh đó, sàn làm việc sát với các hãng, sáng tạo combo kèm giảm giá cho khách hàng. Đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí cho khách hàng lên hàng đầu, nền tảng thêm mục so sánh giá để khách hàng cân nhắc, lựa chọn.

Ngoài các biện pháp tiết kiệm chi phí, đại diện doanh nghiệp cho biết cũng bổ sung thêm các dịch vụ mới. Đơn cử dịch vụ hẹn giờ lắp đặt, lắp sản phẩm đặt tận nhà cho khách hàng. Với những nhà bán hàng, sàn cung cấp các hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chi tiết để nhà bán hàng tối ưu hóa nguồn lực kinh doanh.

 

tikiTiki triển khai dịch vụ TikiPRO hẹn giờ giao hàng, lắp đặt tại nhà. Ảnh: Tiki.

Với con số 40.000-50.000 nhà bán hàng như hiện tại, mỗi tuần Tiki có thêm vài nghìn khách hàng đăng ký mới. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đặt ra nhiều áp lực cho đội vận hành, do chưa có sự chuẩn bị kỹ càng để đón lượng lớn người đăng ký. “Chúng tôi vẫn hay nói là mình tự làm khổ mình vì nhà bán hàng lên sàn thường qua sàng lọc rất kỹ”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Giải pháp ngắn hạn của Tiki là tuyển thêm nhân sự. Về trung và dài hạn, doanh nghiệp phát triển công cụ tự động hóa để duyệt tự động. Ví dụ nộp giấy phép kinh doanh, phải có người kiểm tra xem có đúng hay không. Tên trong giấy phép kinh doanh có trùng thông tin họ nhập trên hệ thống hay không. Máy làm rất nhanh, chưa tới một giây trong khi người có thể mất 5-10 phút.

Trước dịch, tốc độ duyệt nhà bán hàng của Tiki hết 7 ngày, nay rút xuống còn 2 ngày. Sắp tới đơn vị dự kiến đẩy nhanh tốc độ kiểm duyệt, có thể sáng đăng thì chiều được duyệt và bắt đầu bán hàng.

Trong kịch bản dịch bệnh kết thúc, đại diện Tiki cho rằng mô hình thương mại đa kênh (M2C) này sẽ mở ra cơ hội lớn với các đơn vị bán lẻ. Xu hướng này giảm thiểu các bước trung gian, làm chuỗi giá trị tinh gọn hơn, tốt cho khách hàng đầu cuối hơn.

Một lý do mô hình này chưa phát triển hiện tại là do nhà sản xuất không nắm được nhu cầu chính xác của người tiêu dùng. Họ cần dữ liệu để đảm bảo được họ sản xuất cái gì, liệu có bán được hay không, bán xong giao hàng như thế nào, thu tiền ra sao… Thương mại điện tử giải quyết được những vấn đề này. “Mô hình M2C trong tương lai sẽ phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, để mô hình có đóng góp lớn phải từ 3 đến 5 năm hoặc là sau 5 năm”, lãnh đạo 8x nhận định.

Đánh giá về chuyển động trong ngành bán lẻ trong tương lai, Phó tổng giám đốc Tiki cho rằng, trải nghiệm bán lẻ trong tương lai là mua sắm không chỉ là mua sắm. Đó là khái niệm “niềm vui mua sắm”. “Chúng ta phải làm sao mà lĩnh vực bán lẻ trong tương lai cũng là một dạng giải trí và không còn ranh giới nào giữa việc tôi mua trên mạng hay là tôi mua ở các cửa hàng nữa”, đại diện doanh nghiệp nhận định.

Đề cao chữ tín và niềm tin khách hàng

Một nội dung host Nguyễn Phi Vân đặt ra trong talkshow là tình trạng hàng giả, hàng nhái lan tràn trên sàn thương mại điện tử. Từ góc độ của nhà kinh doanh, Ngô Hoàng Gia Khánh nhận định, luôn có tập khách hàng chấp nhận sử dụng hàng không chính hãng. Câu hỏi của doanh nghiệp là liệu có phục vụ cho tập khách hàng đó hay không, nếu làm điều đó có ảnh hưởng đến những giá trị của mình cho những tập khách hàng khác hay không…

“Về phía doanh nghiệp, nếu chấp nhận bán ngành hàng như vậy, doanh số chúng tôi có thể tăng 30-40%. Nhưng Tiki quyết định không làm. Những khách hàng đi theo Tiki 10 năm nay, họ cho chúng tôi nhiều niềm tin và chúng tôi không đánh đổi niềm tin lấy lợi nhuận”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Việc đảm bảo không có hàng giả, hàng nhái trên Tiki đặt ra nhiều thử thách cho đội vận hành của Tiki khi phải sàng lọc khắt khe, kỹ lưỡng.

Vị lãnh đạo 8x nhấn mạnh đến chữ “chính trực” khi nói về định hướng phát triển của doanh nghiệp. “Chúng tôi chia sẻ cởi mở với đội ngũ rằng phải chịu nhiều áp lực từ đối thủ, từ các thị trường. Chịu áp lực từ thị trường vốn, chúng tôi phải tăng trưởng, nhưng sự chính trực là cách chúng tôi chọn và chúng tôi tin tưởng vào con đường đó”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Nhiều nhà bán hàng trên Tiki cho biết họ không bán trên các sàn thương mại điện tử khác vì họ muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bài bản. Ngoài ra, khi bán hàng trên sàn họ cũng bớt áp lực cạnh tranh với các đơn vị bán hàng giả, hàng nhái.

Đứng trước áp lực khi tỷ trọng phát triển không bằng các đối thủ khác, trong câu chuyện thu hút vốn đầu tư, Gia Khánh cho biết: “Chúng tôi mất nhiều thời gian hơn để diễn giải cho nhà đầu tư cách mình làm. Có thể trong tương lai, Tiki sẽ cố gắng mở rộng thêm sản phẩm để đáp ứng theo nhu cầu khách hàng, nhưng chúng tôi sẽ kiên định bảo vệ niềm tin khách hàng”.

Mô hình thương mại đa kênh

Một mô hình mới của Tiki đã phát sinh trong mùa dịch để đáp ứng nhu cầu khách hàng là làm việc trực tiếp với nhà sản xuất. Đơn cử mặt hàng khẩu trang, nhu cầu tăng cao trong mùa dịch. “Tiki không muốn khi lên sàn giá sản phẩm tăng gấp 10 lần nên đã kết nối với nhiều nhà máy, từ đó tự tin cam kết không tăng giá hai mặt hàng nước rửa tay và khẩu trang”, doanh nhân trẻ nói.

Nhân viên giao hàng Tiki. Ảnh: Thanh Ngô.

Trong kịch bản dịch bệnh kết thúc, đại diện Tiki cho rằng mô hình thương mại đa kênh (M2C) này sẽ mở ra cơ hội lớn với các đơn vị bán lẻ. Xu hướng này giảm thiểu các bước trung gian, làm chuỗi giá trị tinh gọn hơn, tốt cho khách hàng đầu cuối hơn.

Một lý do mô hình này chưa phát triển hiện tại là do nhà sản xuất không nắm được nhu cầu chính xác của người tiêu dùng. Họ cần dữ liệu để đảm bảo được họ sản xuất cái gì, liệu có bán được hay không, bán xong giao hàng như thế nào, thu tiền ra sao… Thương mại điện tử giải quyết được những vấn đề này. “Mô hình M2C trong tương lai sẽ phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, để mô hình có đóng góp lớn phải từ 3 đến 5 năm hoặc là sau 5 năm”, lãnh đạo 8x nhận định.

Đánh giá về chuyển động trong ngành bán lẻ trong tương lai, Phó tổng giám đốc Tiki cho rằng, trải nghiệm bán lẻ trong tương lai là mua sắm không chỉ là mua sắm. Đó là khái niệm “niềm vui mua sắm”. “Chúng ta phải làm sao mà lĩnh vực bán lẻ trong tương lai cũng là một dạng giải trí và không còn ranh giới nào giữa việc tôi mua trên mạng hay là tôi mua ở các cửa hàng nữa”, đại diện doanh nghiệp nhận định.

Nguồn: VnExpress

Bài viết liên quan

#30 | Công thức chuyển đổi số khác biệt của PNJ

video

#31 | Triết lý khai phóng con người giúp PNJ giữ vững vị thế đứng đầu

video

#29 | Đầu tư logistics là chiến lược giúp Lazada tạo hệ sinh thái bền vững’

video

S-World 2022. All Rights Reserved Điều khoản sử dụng